(Nguoiduatin.vn) - Từ bao đời nay, người dân hai thôn Kim Thượng, xă Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và thôn Châu Lỗ, xă Mai Đ́nh, huyện Hiệp Ḥa, Bắc Giang luôn tồn tại một quy định bất di bất dịch dù trong hoàn cảnh nào cũng chỉ được phép: "Chơi công, không chơi tư".
Tập tục ḱ lạ
Làng này nhận làng kia là anh em, giúp nhau khi khó khăn, lúc hoạn nạn, tương trợ lẫn nhau không tính toán thiệt hơn theo nghi lễ của tục kết chạ hết sức độc đáo. Trải qua hơn 400 năm làm anh em cũng là gần ấy năm người dân hai làng chỉ được chơi công không được chơi tư.
Kim Châu là tên gọi chung của hai làng Kim Thượng, xă Kim Lỗ huyện Sóc Sơn, Hà Nội và làng Châu Lỗ, xă Mai Đ́nh, huyện Hiệp Ḥa, tỉnh Bắc Giang. Theo giải thích của người dân nơi đây th́ chơi tư là từ chỉ các mối quan hệ cá nhân riêng lẻ, c̣n chơi công là mối quan hệ qua lại chỉ có ở các công việc chung diễn ra giữa hai làng. Bàn việc công nhất định chỉ được phép bàn ở đ́nh, không bàn ở nhà riêng. Quy định này đă có ngay khi hai làng kết chạ.
Ngôi đền nơi con ngưu tinh chạy đến phủ phục
Cụ Dương Văn Toản, 94 tuổi, ở thôn Kim Thượng cho biết: “Cách đây hơn 400 năm, hai thôn đă có quy định không chơi tư chỉ chơi công. Chơi tư là chơi riêng lẻ cá thể, chơi công là chơi theo làng. Đây là 1 trong 5 quy định của dân hai làng mà không ai dám làm trái. Dù có bất ḱ công việc ǵ dù nhỏ hay to cũng đều phải ra làng bàn bạc cấm chỉ tuyệt đối tới nhà nhau. Ai vi phạm sẽ bị làng phạt".
Được biết, trong suốt 418 năm qua người dân hai thôn rất tôn trọng và yêu thương nhau. Khi người dân bên Châu Lỗ không có giống khoai lang năng suất cao, dân Kim Thượng sẵn sàng mang hàng trăm tấn khoai giống sang giúp đỡ người dân Châu Lỗ.
Ngược lại, có lần biết tin người dân bên Kim Thượng bị thiên tai thiếu mạ giống người dân bên Châu Lỗ đă quyên góp mỗi suất đinh 5 bó mạ để ủng hộ. Chỉ sau nửa ngày, hàng trăm bó mạ giống được chuyển sang cho bên người dân Kim Thượng để đảm bảo mùa màng không bị đói kém. Có lần cả hai thôn đều mất mùa nhưng không ai nói ra, dân thôn này âm thầm đi quyên góp ủng hộ dân thôn kia. Rồi họ gặp nhau ở giữa sông và dân hai thôn ôm nhau khóc…
Hơn 400 năm qua, dù cuộc sống đă có rất nhiều thay đổi nhưng quy định này th́ vẫn tồn tại. Một thanh niên trong làng Kim Thượng chia sẻ: "Ḿnh sinh ra và lớn lên đă thấy bố mẹ bảo cấm không được chơi tư với bất kỳ ai là dân bên Châu Lỗ, dù chỉ ngồi uống nước nói chuyện. Nếu gặp dân bên đó chỉ được chào rồi phải đi ngay. Đây là quy định mà cả thôn không ai dám làm trái từ bao đời nay. Có lần cậu bạn rủ đi tán gái. Tới nơi mới hay cô gái đó ở thôn Châu Lỗ, ḿnh không nói ǵ, đi thẳng về nhà, sau đó mới giải thích cho cậu bạn về quy định của hai thôn".
Mặc dù chỉ nằm cách nhau con sông nhưng giữa hai làng chưa từng có bất ḱ một mối liên hệ cá nhân nào. Anh Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng thôn Châu Lỗ, cho biết: "Mới đầu khi nghe nói vậy ai cũng nghĩ là vô lư v́ hai làng ở ngay gần nhau, lại chưa từng có mâu thuẫn dù là nhỏ nhất. Nhưng dù thấy vô lư nhưng không ai dám làm trái".
Anh Dũng kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện thú vị xung quanh việc "chơi công, không chơi tư" giữa hai làng Kim Thượng và Châu Lỗ: "Hồi c̣n thanh niên, chúng tôi cũng hay ra ngoài và xảy ra xô xát. Nhưng nếu biết đó là người dân bên Kim Thượng th́ chúng tôi lập tức xin lỗi và ra về. Về nhà phải làm lễ ra đ́nh và chịu phạt".
Để kiểm chứng những điều người dân nói, tôi lặng lẽ tiến sâu vào địa phận làng Châu Lỗ. Thấy tôi, câu đầu tiên một nam thanh niên hỏi tôi là: "Cô ở đâu? Đến đây làm ǵ?". Chỉ khi biết tôi không phải người dân làng Kim Thượng, anh thanh niên này mới tiếp tục nói chuyện với tôi và mời tôi vào nhà uống nước…
Hơn 400 năm không có đôi trai gái nào dám lấy nhau
Khăng khít như anh em một nhà, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau nhưng trai gái hai làng không được phép yêu và lấy nhau.
Đây là quy định đă được ghi vào sử sách của hai làng và cho đến nay, chưa ai dám làm trái quy định này. Theo cụ Dương Văn Toản: “Quy định này đă được lập thành văn bản chứ không phải là truyền miệng không thôi. Từ bé tới giờ, tôi chưa thấy trai gái hai làng lấy nhau. Ngay cả việc đi t́m hiểu cũng không có. Thậm chí nếu biết chàng trai hoặc cô gái đó là người bên Châu Lỗ th́ phải tránh ngay"...
Quy định này là 1 trong 5 quy định hiện có ở hương ước giữa hai làng với nhau. Và hiện nay cả hai làng có hẳn một "đội thi hành án", sẵn sàng xử phạt những ai vi phạm.
Có một thứ luật bất thành văn mà người dân hai làng hiện vẫn tuân thủ một cách triệt để, đó là trước khi t́m hiểu để kết bạn, trai, gái phải hỏi rơ xem đối phương là người ở đâu. Chỉ khi nào biết đích xác đối phương không phải là dân làng kết chạ, th́ cặp trai gái đó mới được tiếp tục t́m hiểu.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, người làng Châu Lỗ kể: "Cũng như những người dân khác, tôi biết quy định của làng là cấm lấy gái làng Kim Thượng. Cách đây ba năm, tôi có quen một cô gái. V́ quen nhau ở xa quê nên tôi cũng không nghĩ đến việc cô gái ấy quê ở đâu. Sau ngày yêu nhau và nghĩ đến hôn nhân tôi mới biết cô ấy là người làng Kim Thượng. Khi biết chuyện, tôi buồn lắm nhưng cũng không dám tiến tới hôn nhân".
Cụ Toản, người làng Kim Thượng, đang kể cho PV nghe quy định của tổ tiên
Ông Nguyễn Văn Hảo, bí thư chi bộ thôn Kim Thượng cho biết: “Cho tới giờ, quy định cấm trai gái hai thôn lấy nhau vẫn có hiệu lực. Trai gái hai thôn không được phép qua lại t́m hiểu lẫn nhau. Nếu có anh chị nào dám đến nhà nhau chơi hay có quan hệ t́nh cảm mà bị phát hiện là sẽ bị làng phạt. Nhưng cơ bản dân làng hai bên đều biết về quy định này và thực hiện rất nghiêm".
Khi được hỏi, một số thanh niên làng Kim Thượng chia sẻ: "Biết là có nhiều bất cập nhưng đây đă là quy định do tổ tiên để lại th́ con cháu phải thực hiện thôi".
Trần Tâm