T́nh trạng lấn chiếm vỉa hè ḷng đường đă và đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc ở hầu khắp phố phường Hà Nội. T́nh trạng này kéo dài không chỉ khiến bộ mặt phố sá trở lên nhếch nhác, mà c̣n ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn giao thông.
|
Lộn xộn vỉa hè |
Theo phản ánh của người dân ở đoạn đường giải phóng rẽ vào khu đô thị Linh Đàm, là quán bia hơi Hải Xồm không chỉ chiếm hè phố mà c̣n chiếm cả ḷng đường làm chỗ đỗ xe cho khách uống bia, gây ách tắc giao thông mà chẳng thấy ai đến nhắc nhở. Hay hè phố Chùa Bộc đă biến thành cái chợ vào buổi tối, gây lộn xộn, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Hỏi, một số người bán hàng nói đă “làm luật” với cán bộ. Trước đó, dịp chuẩn bị Trung thu ở nhiều hè phố Láng Hạ, Minh Khai, Xă Đàn… có những ki ốt bánh trung thu mọc lên.
rong khi, đơn vị có quyền cấp phép là Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội khẳng định chỉ cấp phép cho hai doanh nghiệp sản xuất bánh trên tám tuyến phố, vậy c̣n hàng chục gian hàng kinh doanh khác v́ sao vẫn hoạt động trên vỉa hè suốt cả tháng trời? Phải chăng đă có những luật bất thành văn để duy tŕ các hoạt động này. Nếu không, tại sao không xử lư?
T́nh h́nh lộn xộn tương tự c̣n diễn ra ở nhiều tuyến phố khiến ngay cả những công ty khai thác điểm đỗ xe cũng thấy khó xử lư. Một cán bộ của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho hay, việc cấp phép bừa băi cho các doanh nghiệp rồi xảy ra chuyện các doanh nghiệp này “bán cái” cho nhau với giá cao. Ông chủ mới muốn thu vốn và lăi nhanh nên chặt chém khách, kéo theo điểm trông giữ xe trái phép mọc tràn lan.
Hễ “ngửi” thấy nơi đâu cần điểm là một thế lực thành lập băi tự phát để kiếm tiền. Không ít người dân tỏ ra bức xúc, là giá ghi trên vé chỉ có hai ngàn đồng, nhưng bị thu tới 10 ngàn hoặc không ghi số tiền, nhưng có những ngày để gửi một chiếc xe máy phải “nôn” 50 ngàn đồng(!?) Thật khó hiểu là việc thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng rất dễ để phát hiện ra các điểm trông giữ xe chui, những điểm đă “bán cái” nhưng lại không xử phạt được, khiến người dân chịu thiệt mà chẳng biết kêu ai.
Phải khẳng định, bám hè phố mưu sinh đă trở thành chuyện b́nh thường của những người dân nghèo, những người thôn quê thiếu việc làm, ra phố chọn cho ḿnh một góc không phải mất phí. Thậm chí có người c̣n kéo cả gia đ́nh, bung ra các hè phố; có hộ nuôi được con học đại học mà nếu không “nhờ ông hè phố” th́ điều đó không xảy ra. Xử lư dứt điểm nạn lấm chiếm hè phố là điều vô cùng khó. Khó bởi thói quen đă “thâm căn cố đế”, khó bởi lư - bởi t́nh, khó bởi cơ chế quản lư chồng chéo.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp - Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: “Từ 20 năm nay, thành phố đă quan tâm và có nhiều kế hoạch triển khai nhưng chưa đạt nhiều hiệu quả. Trước hết là bắt nguồn từ nhu cầu mưu sinh của người dân sống nơi phố thị, rồi cả nếp sinh hoạt “tiện thể” đă trở thành thói quen khó bỏ. Nhiều người ham rẻ, nhanh nên hay dừng lại mua bán hàng rong ngay trên hè phố và cả dưới ḷng đường. Một số chương tŕnh hành động nhằm thiết lập trật tự kinh doanh, tạo thông thoáng hè phố, ḷng đường chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả kém.”
Thông tin mà ông Giáp cung cấp, theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đă không chia nhỏ những vi phạm, mà gộp lại thành nhóm hành vi vi phạm hè phố ḷng đường, rồi quy định mức phạt chung lên tới 25 triệu đồng. Thực tế đă cho thấy rất khó để thi hành quy định này
Năm qua, lực lượng thanh tra đă xử lư nghiêm sáu trường hợp cán bố không làm hết trách nhiệm. Sắp tới, thành phố quán triệt xử lư hiệu quả những hàng rong, quán cóc tự phát trên 268 tuyến phố nội thành, những người dân này sẽ phải tự thân vận động, di chuyển đến nơi khác hoặc t́m kiếm ngành nghề khác. Thế nhưng, chính quyền và các đoàn thể xă hội cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho những dân nghèo lâu nay vẫn sống dựa vào hè phố. Vấn đề bảo đảm an toàn giao thông là cần thiết, nhưng cũng cần ổn định đời sống cho người dân. Thành phố nên đầu tư xây thêm chợ cho người nghèo vào đó buôn bán.
Sơn B́nh