- Nguyên mẫu chiếc tiêm kích Qaher 313 mà Iran tuyên bố là máy bay chiến đấu thế hệ 3 của nước này có thể chỉ là một mô hình bằng nhựa không hơn không kém - theo một số "chuyên gia" công nghệ hàng không trên mạng cho hay.
Được biết đến cách đây vài ngày với các tên gọi như: Qaher 313; Q-313 và F-313, giới bình luận trên các mạng diễn đàn quân sự cho rằng máy bay tàng hình thế hệ 3 của Iran thực chất chỉ là mô hình chỉ có tác dụng trưng bày và đánh lạc hướng bởi các lý do sau:
1. Kích thước của Qaher 313 khá kỳ lạ với kết cấu buồng lái của phi công quá bé, một phi công khó có thể xoay sở và thao tác bình thường trong buồng lái như thế này, đặc biệt là phần ghế nhảy có gắn dù được sử dụng trong các tình huống gặp nạn khẩn cấp.
Đó là khi còn chưa tính đến việc khi phi công điều khiển đội mũ bảo hiểm, mặc quần áo bay với các thiết bị lỉnh kỉnh. Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có máy bay chiến đấu nào lại có thiết kế buồng lái kỳ lạ cho phi công điều khiển đến vậy.
Theo tính toán của giả thiết, khi ngồi trên Qaher 313, đầu gối của phi công sẽ cao ngang mức vị trí đường viền khớp giữa kính bảo hộ buồng lái và thân trước máy bay.
2. Hình dáng của Qaher 313 có lẽ là sự tổng hợp hỗn tạp của các thiết kế đến từ máy bay X-32, X-36 của Boeing. Phần cánh của máy bay dường như quá bé so với trọng lượng toàn bộ của chiếc phản lực.
Chưa cần nói đến vũ khí, riêng động cơ phản lực và kết cấu máy móc bên trong đã rất nặng, một chiếc máy bay với kết cấu cánh như vậy khó có thể bay lên không trung.
3. Trên thân Qaher 313 không có các dấu hiệu của đinh vít và các khớp nối của loại thiết bị này. Đối với một chiếc máy bay nguyên mẫu điều này không khỏi không gây nghi ngờ. Qaher 313 có thể chỉ là máy bay nhựa 100 %.
4. Thiết kế ống xả động cơ của Qaher 313 không hợp lý. Nếu đúng như hình ảnh công bố của Iran thì chỉ riêng phần nhiệt phát sinh từ động cơ (chưa bàn đến ống xả) của chiếc máy bay này cũng có thể biến cả kết cấu thân thành nước vì quá nóng.
5. Đường hút khí của Qaher 313 quá nhỏ, hoàn toàn không thích hợp với động cơ của máy bay chiến đấu phản lực hiện đạn. Kế cấu hút khí của Qaher 313 dường như mô phỏng lại thiết kế của loại chiến đấu cơ không người lái (UCAV).
Lỗ hút khí được bố trí phía trên cánh ở góc cao (Góc tấn công). Xét về mặt kỹ thuật, thiết kế trên sẽ không hút được không khí để đưa vào buồng đốt của động cơ.
Đường hút khí (màu đỏ - trên cánh)
6. Buồng lái của phi công khá đơn giản, tấm panel điều khiển phía trước thiến các thiết bị dây dẫn điển hình. Qaher 313 có buồng lái giống như những chiếc máy bay cá nhân cỡ nhỏ chuyên dùng để tưới thuốc trừ sâu.
Hơn nữa, nếu phóng to ảnh, có thể nhìn thấy đồng hò chỉ dẫn tốc độ chỉ được giới hạnh ở tốc độ 300 dặm/giờ.
7. Kính chắn buồng lái của Qaher 313 trông rất đục, không trong suốt. Điều này có thể lý giải bằng: công nghệ kính...nhựa.
8. Càng hạ cánh ở đầu và càng chính có kết cấu thô cứng, có thể không co rút được.
9. Lý giải cho đoạn video được truyền thông Iran đăng tải quay lại cảnh chiến cơ Q-313 bay lượn rít gió trên không trung, nhiều người cho rằng đó thực ra chỉ là một mô hình điều khiển từ xa được lồng ghép cho ý định tuyên truyền.
theo gd