- Đây là một quan điểm mới của nhà sử học Hải quân Anh, vì châu Á-Thái Bình Dươgn hiện nay khác nhiều so với châu Âu trước Chiến tranh thế giới lần thứ 1.
Trung Quốc đã chế tạo được 2 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 071 thì đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải, lực lượng phụ trách tác chiến ở khu vực biển Đông.
Ngày 15/2, trang mạng tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản đăng bài viết của nhà sử học Hải quân Anh Jefferey Thil có nhan đề “Nào có cuộc chạy đua vũ trang nào? Tại sao châu Á không phải là châu Âu năm 1913?”.
Bài viết cho rằng, rất nhiều phương tiện truyền thông và chuyên gia đều đang lo ngại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang hình thành một cuộc chạy đua vũ trang trên biển, đồng thời hết sức lo ngại về hậu quả tiềm tàng của nó, nhưng tình hình hiện nay có sự khác biệt rất lớn so với cuộc chạy đua vũ trang hải quân của Anh-Đức khu vực châu Âu trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Báo Nhật cho rằng, chạy đua vũ trang thường là hậu quả của quan hệ quốc tế và sự phô trương quân sự, hoặc là lãng phí tiền của, thêm dầu vào lửa cho các mối quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, đe dọa ổn định khu vực, chạy đua vũ trang đã quyết định chính sách quốc gia và hầu như sẽ làm trầm trọng hơn khả năng bùng phát xung đột.
Nhiều phương tiện truyền thông và các chuyên gia, học gia lo ngại, ở châu Á-Thái Bình Dương đang hình thành một cuộc chạy đua vũ trang trên biển.
Bất kể là tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia, tàu ngầm lớp Kilo..., kế hoạch xây dựng hải quân chưa từng có của Ấn Độ, hay tàu sân bay Liêu Ninh và tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D (sát thủ tàu sân bay) của Trung Quốc, cho dù không nhất định làm cho tổng số lượng tăng lên, nhưng ít nhất là đã tăng cường rõ rệt khả năng tấn công-phòng thủ của hải quân.
Hải quân Mỹ đang tăng cường hiện diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo bài viết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương liệu có phát triển thành một cuộc chạy đua vũ trang như cuộc chạy đua giữa Anh-Đức trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất hay không? Nếu kết quả là khẳng định thì kết quả cuộc chạy đua vũ trang này nghiêm trọng thế nào?
Câu trả lời cho vấn đề này một phần tùy thuộc vào việc định nghĩa chạy đua hải quân như thế nào, nhưng tình hình hiện nay có rất nhiều khác biệt so với trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nguyên nhân nổi bật nhất là, chi tiêu quân sự của các nước châu Á-Thái Bình Dương thấp xa so với các nước châu Âu như Anh, Đức trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tuy nhiên Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore là ngoại lệ.
Nhưng, nói chung, sự tiến bộ công nghệ của vũ khí trang bị hải quân chậm hơn nhiều so với 1 thế kỷ trước, kế hoạch mua sắm vũ khí trang bị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tính toán kỹ lưỡng, trình độ mang tính quyết định - do sự thay đổi công nghệ tạo ra – đang giảm đi.
Báo Nhật cho rằng, điều quan trọng là, hiện nay rất ít nhà lãnh đạo, quan chức ngoại giao thậm chí sĩ quan hải quân tập trung bàn về chạy đua vũ trang, đồng thời họ khẳng định cũng sẽ không sử dụng hình thức chạy đua vũ trang để khẳng định mình.
Hoàn toàn ngược lại, các nhà hoạch định chính sách đang hết sức tránh không khải chỉ rõ kẻ thù tiềm tàng của họ.
Trong khi đó, châu Âu trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất không như vậy, các nhân vật chính trị khi đó hoàn toàn không do dự nói rõ đối phương là kẻ thù, đồng thời cảnh báo lạc hậu so với kẻ thù về quân sự sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
theo gd