(CafeF) Quân phát xít kiêu hănh thiện chiến, nhưng đánh không lại cái cờ lê của người thợ.
Gần 70 năm sau ngày kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi mà phần lớn các cựu chiến binh đều đă qua đời v́ tuổi tác, th́ ngay cả một nhà sử học hàng đầu cũng có thể ca ngợi Đế chế thứ ba Wehrmacht.
Đương nhiên không phải ca ngợi cái chủ nghĩa phát xít tàn độc, mà là sức mạnh quân sự của quân Đức.
Theo sử gia Paul Kennedy của ĐH Yale, trên chiến trường lính Đức luôn được người ta kính phục v́ “khả năng phản ứng nhanh nhạy và đáng sợ trước một cuộc tấn công trên bất cứ mặt trận nào”.
Ông c̣n dành nhiều lời khen ngợi quân đội của Hitler nữa. Quân Đức có khả năng hồi phục và phản công siêu đặng. Lính dù Đức vượt trội so với quân Đồng minh. Quân Đức chiến đấu ngoan cường đến kinh ngạc.
Thế th́ v́ sao Đức vẫn thất trận? Sử gia Kennedy luôn cố ư tránh hạ thấp vai tṛ và khả năng của quân Đồng minh. Nhưng không như các sử gia khác, ông không cho rằng chiến thắng của quân Đồng ḿnh chỉ là nhờ sức mạnh, vũ khí hay một chiếc máy giải mă kỳ diệu.
Cuốn sách "Người kiến thiết chiến thắng" của
sử gia Paul Kennedy |
Có rất nhiều yếu tố phải tính tới, và một số đă bị thổi phồng quá mức. Bletchley Park “chắc chắn kém ư nghĩa hơn nhiều” so với những ǵ văn chương hiện đại mô tả.
Quyết tâm dội bom các thành phố thay v́ hệ thống điện lực, giao thông và năng lượng của quân thù của Ngài Arthur “Bomber” Harris bị Kennedy gọi là “một liều thuốc quái lạ”.
Ngược lại, theo sử gia Kennedy, có nhiều nguyên nhân đáng được người ta nhắc tới nhiều hơn. Một trong số đó, sức mạnh vô song của tổ hợp công nghiệp quốc pḥng Hoa Kỳ, rút cục đă được tán dương trong cuốn “Ḷ luyện Tự do” của Arthur Herman.
Bên cạnh đó, sử gia Kennedy c̣n ca ngợi một nhân vật then chốt nữa, ấy là các kỹ sư.
Những ǵ họ phát minh và cải tiến đă làm xoay chuyển cục diện chiến tranh kể từ năm 1943.
Đến khi ấy chiếc máy bay ném bom B-24 mang tên “Giải Phóng” đă có thể bảo vệ các đoàn tàu tiếp vận xuyên Đại Tây Dương.
Thủy lôi “Con Nhím” đang hủy diệt hạm đội tàu ngầm U-boat của Đại Đô đốc Karl Donitz. “Pháo đài bay” B-17 có thể bay từ Anh Quốc vào sâu trong nội địa nước Đức và đẩy lùi quân đội của Thiên hoàng trên Thái B́nh Dương.
Xe tăng T-34 dẫn dầu những đ̣n công kích như búa bổ của quân đội Xô Viết trên mặt trận phía Đông. Máy bay chiến đấu lớp Mustang tàn sát các phi công “ách” của không quân Đức.
Sử gia Kennedy c̣n nhắc tới
những kỹ sư từng bị lăng quên của Tiểu đoàn Xây dựng Hải quân Hoa Kỳ với biệt danh “Ong biển”.
Họ chính là lực lượng xây dựng căn cứ, kho quân nhu và đường xá để quân Đồng minh tiến lên phía trước. Những thành tích của họ hoàn toàn xứng đáng với lời ca ngợi của sử gia Kennedy: Người kỹ sư là yếu tố then chốt đối với thắng lợi quân sự.
Dù vậy, lịch sử của những chiến dịch lớn thường vẫn cứ bỏ qua những con người ấy và tin tưởng một cách ngây thơ rằng binh lính, tàu chiến và phi đội chỉ cần một đường kẻ trên bản đồ là có thể tự bay từ chiến trường này tới chiến trường khác.
Không có lính thợ, Đại tướng Douglas MacArthur đă chẳng đặt chân được lên bờ biển Philippines |
Cho tới nay, những con số thống kê của lực lượng “Ong biển” vẫn c̣n rất ấn tượng.
Chỉ trên chiến trường Thái B́nh Dương, giữa băo lửa chiến tranh, họ đă xây dựng được 111 đường băng lớn và 441 cầu tàu, thùng chứa 100 triệu gallon nhiên liệu, nhà cửa cho 1,5 triệu người và bệnh viện cho 70.000 bệnh nhân.
Bức ảnh nổi tiếng chụp Đại tướng Douglas MacArthur đặt chân lên bờ biển Philippines chỉ có thể thành hiện thực sau khi những chú “Ong biển” thiện chiến đă chuẩn bị sẵn thuyền đổ bộ đưa quân đội lên bờ (và đương nhiên là có cả nhiếp ảnh gia đi cùng!).
Cuốn sách nổi tiếng nhất của sử gia Kennedy là “The Rise and Fall of Great Powers” (“Thịnh thế và Suy tán của các Đại cường quốc”) xuất bản năm 1987. Kiến thức của ông về chiến tranh trong các thời đại trước càng khiến lập luận của ông thêm vững chắc.
Alexander Đại đế, Julius Caesar, Công tước xứ Marlborough, Napoleon, William Tecumseh Sherman đều được nhắc tới và liên hệ tới những vị tướng chỉ huy trong giai đoạn 1943-44.
Minh Tuấn
Theo The Economist
CafeF