Trải nghiệm cuộc sống tại Việt Nam là cả một sự khám phá đối với tân Đại sứ New Zealand, dù ông không xa lạ với văn hóa Châu Á do từng có nhiệm kỳ 3 năm tại Ấn Độ.
Đại sứ Manning.
Trái với các bạn bè nước ngoài, giao thông Việt Nam không phải là “nỗi ám ảnh” đối với Đại sứ Manning (ảnh), khi ông luôn tự ḿnh lái xe đưa gia đ́nh đi chơi vào mỗi cuối tuần.
Trao đổi với PV Lao Động, Đại sứ Manning đă chia sẻ về những dấu ấn Việt Nam...
Không ngạc nhiên nếu có con dâu Việt trong 20 năm tới
* Cuộc sống của ông tại Việt Nam như thế nào sau 6 tháng nhậm chức?
- Tôi đă nhận được sự chào đón rất ấm áp và thân thiện từ người dân Việt Nam, từ các nhà lănh đạo cho đến những người mà tôi làm việc cùng hằng ngày hay người dân tôi gặp trên đường. Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa và lịch sử giàu truyền thống và đa dạng. Hệ thống chính trị của Việt Nam cũng khác biệt so với New Zealand. V́ vậy, tôi nghĩ rằng tôi sẽ là học tṛ của Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ 4 năm và sẽ luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới về sự kỳ diệu của cuộc sống xung quanh tại đây.
* Khác biệt về văn hóa hẳn mang lại cho ông nhiều kỷ niệm thú vị tại Việt Nam, thưa đại sứ?
- Chắc chắn là như vậy. Một trong những điều thú vị nhất là cậu con trai nhỏ của tôi – Lucian - đă được rất nhiều bà mẹ Việt Nam nhận làm con nuôi (cười!) Vợ chồng tôi đang băn khoăn v́ có lẽ ngôn ngữ đầu tiên của Lucian sẽ là tiếng Việt. Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong khoảng 20 năm tới, Lucian sẽ cưới một cô dâu người Việt. Dấu ấn Việt Nam thể hiện rất rơ nét ở Lucian.
Năm 2013 vừa qua là cái tết cổ truyền Việt Nam đầu tiên mà vợ chồng tôi trải nghiệm. Chúng tôi được ngắm hoa đào, cây quất, và được nhận phong bao ĺ x́. Cá nhân tôi vẫn đang cố học tiếng Việt và giao tiếp với mọi người, dù phải thừa nhận là rất khó. Đôi khi mọi người không hiểu tôi nói ǵ, nhưng ai cũng cổ vũ cho sự dũng cảm của tôi với tiếng Việt.
* Quan hệ song phương Việt Nam-New Zealand cho đến nay vẫn được cho là chưa khai thác hết tiềm năng. Đâu là những lĩnh vực hợp tác mà Đại sứ muốn thúc đẩy trong nhiệm kỳ của ḿnh?
- Điều may mắn là người Việt Nam luôn biết đến New Zealand với h́nh ảnh thanh b́nh, thân thiện. Điều mà tôi mong đợi trong thời gian tới là quảng bá h́nh ảnh New Zealand nhiều hơn nữa đến bạn bè Việt Nam thông qua trang web của Đại sứ quán, trang Facebook (
http://www.facebook.com/nzembassyvietnam), các cuộc thi hấp dẫn t́m hiểu về New Zealand. Đất nước chúng tôi không chỉ có trái cây kiwi, mà c̣n rất nhiều sản phẩm chất lượng cao khác như rượu vang, thịt cừu, các sản phẩm từ sữa và hy vọng những mặt hàng này sẽ có thị phần tốt hơn ở Việt Nam trong thời gian tới. Giáo dục cũng dự kiến là một khâu đột phá cho hợp tác song phương.
Trong 5 năm gần đây, số lượng học sinh Việt Nam sang New Zealand đang tăng nhanh ở mức 110%. Hiện Mỹ và Australia là hai điểm đến phổ biến đối với du học sinh Việt Nam, song tôi hy vọng New Zealand sẽ sớm được nhiều người Việt Nam lựa chọn làm điểm đến du học. Bởi, Zealand có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới với bằng cấp được quốc tế công nhận.
Nhiều trường của New Zealand nằm trong danh sách 500 trường đại học tốt nhất thế giới, trong lúc chi phí theo học rất cạnh tranh so với các nước khác. New Zealand hiện cũng đang cung cấp nhiều học bổng cho các sinh viên Việt Nam.
Đại sứ Haike Manning cùng chụp ảnh kỷ niệm với những người giành giải thưởng của cuộc thi "Trải nghiệm đất nước New Zealand".
Các nhà đàm phán Việt Nam rất thông minh và cứng rắn
* Trước khi nhậm chức tại Việt Nam, ông từng là thành viên cao cấp của đoàn đàm phán thương mại New Zealand, đặc biệt là trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) mà Việt Nam hiện đang là một đối tác. Ông đă “chạm trán” với các nhà đàm phán Việt Nam nhiều chưa?
- Tôi có thể khẳng định rằng các nhà đàm phán Việt Nam đă ghi dấu ấn khá đậm nét qua những phiên đàm phán thương mại mà họ tham gia. Họ rất thông minh và cũng thực sự cứng rắn. Các nhà đàm phán Việt Nam đă đảm nhiệm rất tốt vai tṛ của ḿnh để mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước.
* Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất để giành ưu thế trên bàn đàm phán?
- Tôi nghĩ không nên nghĩ đến thắng-bại trong một ṿng đàm phán thương mại. Các hiệp định thương mại khi được kư kết phải tạo ra ư nghĩa cùng thắng và mang lại lợi ích cho các bên tham gia. V́ vậy, sự linh hoạt của các bên tham gia đàm phán là điều vô cùng cần thiết.
Theo kinh nghiệm của tôi, yếu tố quan trọng trên bàn đàm phán là phải xây dựng được ḷng tin, sự tín nhiệm và mối quan hệ tốt đẹp với đối tác. TPP hiện nay đă có thêm Nhật Bản nhập cuộc và trước đó là Canada, Mexico. Tôi nghĩ với quyết tâm chính trị của các nhà lănh đạo, các bên có thể hoàn tất đàm phán TPP như dự định vào cuối năm 2013.
* Trước TPP, Việt Nam từng kỳ vọng rất lớn vào “trái ngọt” khi hoàn tất đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Song 5 năm đă qua mà thành tựu mong đợi vẫn xa vời. Một hiệp định đàm phán thành công, không có nghĩa nó sẽ được thực thi thành công, phải không thưa ông?
- Tôi cho rằng những đánh giá quan ngại đó là quá sớm. Dù không thể phủ nhận kinh tế Việt Nam đang trải qua thời điểm khó khăn, nhưng đó là thực trạng chung của nền kinh tế toàn cầu. Nếu nh́n lại 5 năm vừa qua, xuất khẩu Việt Nam luôn là điểm sáng.
Nếu giả định Việt Nam chưa phải thành viên WTO, hàng hóa Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản thuế quan và xuất khẩu Việt Nam không thể có được thành tựu như hiện nay.
Tôi cho rằng, việc gia nhập WTO sẽ mang lại lợi ích về lâu dài cho kinh tế Việt Nam, đơn cử như VN có thể tiếp cận và kiện lên WTO để đ̣i quyền lợi cho hàng hóa của ḿnh trong trường hợp có tranh chấp thương mại xảy ra.
* Theo ông, đâu là yếu tố cần chú trọng để có thể thực thi thành công các hiệp định thương mại?
- Khi một hiệp định được kư kết, đó chỉ là kết quả trên giấy. Để biến nó thành thành tựu thực tiễn cần sự nỗ lực rất lớn của các bên liên quan. Cộng đồng doanh nghiệp phải hiểu và nắm bắt được cơ hội mà hiệp định mang lại, đồng thời thích ứng được với những thay đổi của nền kinh tế. Các ṿng đàm phán thường ngắn và tập trung hơn, trong lúc việc thực thi là cả một nỗ lực đường dài. Nói cho đúng th́ đàm phán luôn có điểm khởi đầu và kết thúc, c̣n quá tŕnh thực thi sẽ không có điểm dừng. Chúng ta không thể chỉ tập trung tuyên truyền trong vài tháng hay vài năm rồi dừng lại để mặc cho doanh nghiệp tiếp tục “bơi”. Chẳng hạn New Zealand đă kư hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc được 5 năm, nhưng chúng tôi vẫn liên tục tổ chức các cuộc hội thảo, phát tài liệu để cập nhật thông tin cho doanh nghiệp, cũng như tổ chức các phái đoàn thương mại t́m hiểu thị trường. Đây là điều quan trọng để có thể thực thi thành công.
- Xin cảm ơn Đại sứ!
Nguồn: Laodong