Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, căn cứ pháp lư lịch sử khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Trung Quốc hoàn toàn không có các chứng cứ để khẳng định chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo này.
Không ṭa án nào công nhận “đường lưỡi ḅ”
Đó là khẳng định của nhiều học giả tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lư”, do Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức tại Quảng Ngăi ngày 27/4.
Tham dự hội thảo có rất nhiều học giả đến từ Úc, Canada, Mỹ, các nhà nghiên cứu, luật gia trong nước, đại diện một số bộ, ngành T.Ư và tỉnh Quảng Ngăi.
Theo TS Nguyễn Nhă, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa: “Chúng ta có nhiệm vụ chứng minh sự thực lịch sử mà Việt Nam đă xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa để các học giả nước ngoài cùng quan tâm, thảo luận. Bởi lẽ t́m ra được sự thật lịch sử mới đưa ra được những giải pháp tốt”.
GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội), khẳng định: “Nghiên cứu rất nhiều tài liệu, tôi thấy Trung Quốc không có cơ sở nào nói rằng chủ quyền ở Hoàng Sa - Trường Sa".
Các học giả quốc tế đến tham dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa - Trường Sa tại Quảng Ngăi
Cũng theo GS-TS Ngọc, các ư kiến tại hội thảo đều khẳng định và ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời lên án quyết liệt các hành động của Trung Quốc không tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế, thể hiện chủ trương bành trướng một cách cực đoan đến các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
GS Jonathan D.London (Trường ĐH University of Hongkong) cho rằng: “Vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rơ cơ sở pháp luật, pháp lư để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông”.
Trung Quốc là đưa ra những yêu sách phi lư ở biển Đông
Ngoài việc phê phán yêu sách phi lư “đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc ở biển Đông, nhiều học giả chỉ ra việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi yêu sách “đường lưỡi ḅ” và ráo riết triển khai các hoạt động củng cố cái gọi là “TP.Tam Sa”, nhất là thiết lập cơ quan chỉ huy quân sự ở “TP.Tam Sa”... là nguyên nhân chính gây t́nh h́nh biển Đông căng thẳng, đe dọa ḥa b́nh, ổn định và an ninh an toàn hàng hải.
Ngày 22/1, Cộng ḥa Philippines đă chuyển cho Đại sứ quán nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại Philippines công hàm kèm theo Thông báo và Tuyên bố về việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Ṭa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ngày 24/4 Chánh án Ṭa án quốc tế về Luật Biển đă chỉ định xong các Trọng tài viên cho Ṭa Trọng tài nói trên. Một quan chức ngoại giao Philippines tuyên bố sẽ theo kiện Trung Quốc đến cùng bất chấp Bắc Kinh muốn coi đây là vấn đề song phương.
Liên quan đến việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc, GS-TS Ngọc khẳng định: “Tôi chắc chắn rằng không có ṭa án nào công nhận đường lưỡi ḅ của Trung Quốc. Quốc tế có đủ tỉnh táo để thấy rằng không có một cơ sở lịch sử, pháp lư nào cả. Đó chỉ là sự vô căn cứ”.
Đây là cuộc đấu tranh c̣n lâu dài, gian khổ nhưng Việt Nam phải có tiếng nói để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông. Theo GS, Viện sĩ, TS Trần Văn Đoàn (ĐH Quốc gia Đài Loan), giải pháp đưa ra là Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á và các nước trong khu vực châu Á để hạn chế sự lấn tới của Trung Quốc.
Hoài Đan (tổng hợp theo TNO, VNE)