- Bà Yoriko Kawaguchi - chủ tịch Ủy ban Môi trường Thượng viện Nhật Bản, đồng thời là nhà lập pháp cấp cao thuộc Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền - ngày 9/5 đă bị cách chức sau chuyến đi của bà tới Trung Quốc.
Bà Yoriko Kawaguchi đă tự ư kéo dài chuyến công tác tới Trung Quốc thêm một ngày để gặp gỡ ủy viên quốc vụ viện nước này là ông Dương Khiết Tŕ - Ảnh: iisd.ca
Trước đó, bà Yoriko Kawaguchi - từng giữ chức ngoại trưởng Nhật Bản - đă bị các đảng đối lập chỉ trích v́ chuyến công du tới Trung Quốc hồi cuối tháng 4.
Theo lịch tŕnh, bà Yoriko đến Trung Quốc trong hai ngày 23 và 24/4 để tham dự một hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, nữ nghị sĩ này đă tự ư kéo dài chuyến đi thêm một ngày để gặp gỡ ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Tŕ.
Bên cạnh vấn đề nhạy cảm là căng thẳng giữa hai nước láng giềng Nhật - Trung trong thời gian gần đây, việc bà Yoriko ở lại Trung Quốc thêm một ngày buộc Ủy ban Môi trường Nhật phải hủy phiên họp vào ngày 25/4 và điều này khiến các nghị sĩ đảng đối lập vô cùng tức giận.
Bà Yoriko sau đó đă xin lỗi v́ rắc rối do ḿnh gây ra. Đảng cầm quyền LDP cũng lên tiếng bênh vực bà và cho rằng nữ nghị sĩ gặp ông Dương chỉ với mong muốn giải quyết những căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, quyết định sa thải bà Yoriko vẫn được Thượng viện Nhật Bản thông qua ngày hôm nay với sự đồng thuận của 7 đảng đối lập.
Theo nhận định của giới truyền thông, với việc cách chức bà Yoriko, các đảng đối lập không chỉ thể hiện sự phản đối với hành động của bà mà c̣n muốn khẳng định quyền kiểm soát của họ tại thượng viện.
Thời gian gần đây, căng thẳng Trung - Nhật xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo ngày càng trở nên gay gắt. Kể từ tháng 9/2012 khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku, Trung Quốc thường xuyên điều tàu và trực thăng công vụ tới tuần tra tại đây.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 1/5 dẫn nguồn tin Kyodo News cho hay, việc Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố nhóm đảo Senkaku (đang do Nhật Bản kiểm soát, Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền" với tên gọi Điếu Ngư) là "lợi ích cốt lơi" của ḿnh cho thấy Bắc Kinh sẽ "ngoan cố" trong vấn đề tranh chấp Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 23/4 đă lên tiếng cảnh báo sẽ "trục xuất bằng vũ lực" bất kỳ cuộc đổ bộ nào của phía Trung Quốc lên quần đảo tranh chấp Senkaku. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi phía Nhật Bản tuyên bố phát hiện 11 tàu Hải giám Trung Quốc di chuyển cách nhóm đảo Senkaku 12 hải lư.
Mới đây nhất, ngày 8/5, tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đă đăng tải một bài viết dài, trong đó kêu gọi xem xét lại quyền sở hữu của Nhật Bản đối với Okinawa và nói rằng Bắc Kinh có thể là chủ sở hữu hợp pháp.
Đảo Okinawa
Các tác giả của bài báo, 2 học giả tại Viện khoa học xă hội Trung Quốc, tổ chức nghiên cứu chính sách hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng quần đảo Ryukyu từng là “nước chư hầu” của Trung Quốc trước khi Nhật Bản sáp nhập quần đảo vào cuối những năm 1800. Sau bài viết trên, Bộ ngoại giao Trung Quốc được cho là đă nói rằng "lịch sử của Ryukyu và Okinawa từ lâu đă thu hút sự chú ư của các học giả".
Ngay sau đó, Chánh văn pḥng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm qua đă bác bỏ bài báo của tờ People's Daily là "thiếu suy nghĩ" và nói rằng quyền sở hữu của Nhật Bản với Okinawa "là một sự thật được lịch sử và cộng đồng quốc tế thừa nhận".
Nhật Bản cũng đă đưa ra sự phản đối ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một bài viết đăng tải trên tờ báo chính thống nước này thách thức quyền sở hữu đảo Okinawa của Nhật Bản. Nhật Bản hôm nay đă đưa ra sự phản đối ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một bài viết đăng tải trên tờ báo chính thống nước này thách thức quyền sở hữu đảo Okinawa của Nhật Bản.
Các nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc đ̣i chủ quyền đối với Okinawa có thể là nhằm nâng vị thế của nước này đối với cuộc tranh chấp liên quan tới Senkaku/Điếu Ngư.
An Khanh (Tổng hợp từ TNO, GDVN, Dân Trí)