Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa giao sở Xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn rà soát, kiểm tra việc xây dựng công tŕnh của các hộ gia đ́nh, cá nhân trên đất lâm nghiệp thuộc huyện Sóc Sơn, xác định rơ đúng, sai và báo cáo đề xuất với UBND thành phố trước ngày 15/6.
Ông Khanh cũng yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Sóc Sơn kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao và cho doanh nghiệp khác thuê tại xă Minh Phú. Đồng thời, phải chấm dứt và thanh lư hợp đồng cho thuê này theo kết luận thanh tra của sở TN&MT Hà Nội.
Trước đó, kết luận thanh tra của sở TN&MT Hà Nội nêu, nhiều hộ gia đ́nh, cá nhân ở 7 xă của huyện Sóc Sơn nhận giao đất lâm nghiệp đă tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, hoặc mua bán và xây dựng công tŕnh nhà ở, sân, hàng rào kiên cố. Trong đó có gia đ́nh ca sĩ Mỹ Linh và họa sĩ Thành Chương.
Theo đó, năm 2001, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh mua gần 12.700m2 đất rừng pḥng hộ và được UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy sử dụng 600m2 đất ở. Tuy nhiên, từ năm 2009, gia đ́nh Mỹ Linh đă xây ngôi nhà 300 m2, nhà thu âm 90m2, bể bơi 60m2, cùng 300m2 trồng cỏ...
Tương tự, Việt phủ Thành Chương cũng được xây dựng trên diện tích hơn 8.000m2 đất rừng đặc dụng. Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đă kết luận sai phạm và UBND xă Hiền Ninh đă nhiều lần báo cáo UBND huyện để có biện pháp xử lư dứt điểm nhưng hiện họa sĩ Thành Chương vẫn "tiếp tục xây dựng công tŕnh trên đất rừng đặc dụng".
Cho đến thời điểm này, đă có rất nhiều ư kiến tranh căi xung quanh việc xử lư đối với những trường hợp xây nhà trên đất rừng pḥng hộ ở Sóc Sơn. Trong khi chờ kết luận cuối cùng từ phía cơ quan chức năng, chuyên mục Thử tài tranh tụng nêu ra vụ việc trên đây để bạn đọc cùng trao đổi. Theo quy định của pháp luật, những trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất rừng sẽ bị xử lư ra sao?
Khép lại vụ việc này, Báo điện tử Người đưa tin xin giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Văn Hiếu và Ánh Dương (Hà Nội). Trong khi tác giả Nguyễn Văn Hiếu nêu quan điểm vụ việc trên là kết quả của sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương, th́ tác giả Ánh Dương lại cho rằng đă hết thời hiệu để xử lư.
Ngôi nhà xây trên đất rừng pḥng hộ của gia đ́nh ca sĩ Mỹ Linh.
Kết quả từ sự thiếu trách nhiệm
Trong nhiều năm gần đây, sai phạm trong quản lư, sử dụng đất đai trở nên phổ biến, nghiêm trọng và gây mất niềm tin của nhân dân với cơ quan Nhà nước. Thực tế đă xuất hiện hàng loạt các vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực quản lư này.
Đối với vụ việc ĺnh x́nh của hai nghệ sĩ Việt, ca sĩ Mỹ Linh và họa sĩ Thành Chương, theo quan điểm của tôi, cần sớm được làm sáng tỏ và chắc chắn không có sự miễn trừ trách nhiệm với những người nổi tiếng này.
Đất đai là công sản, thuộc sở hữu quốc gia, việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi h́nh thức sử dụng phải qua tŕnh tự pháp luật. Đối với việc chuyển đổi h́nh thức sử dụng phải có quy hoạch và kế hoạch chuyển đổi cụ thể do cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo tôi được biết, công tŕnh xây dựng này đă được tiến hành trong thời gian dài, đă bị thanh tra kết luận sai phạm và bị xử phạt. Tuy nhiên, không biết v́ lư do ǵ cho đến nay các công tŕnh xây dựng không phép trên đất rừng vẫn tồn tại và không ngừng phát triển, chủ nhân của nó đă "phù phép" thành một nơi đầy tâm linh và thu bộn tiền bằng các tour du lịch.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (Nghị định 105) quy định: Sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, loại đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.
Tùy theo hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 14, Điều 15 của Nghị định 105. Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này quy định: Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng pḥng hộ sang sử dụng vào mục đích khác mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng và buộc khôi phục lại t́nh trạng của đất như trước khi vi phạm.
Điều đó đồng nghĩa với việc các biệt phủ, biệt thự của hai nghệ sỹ cũng như của nhiều cá nhân khác sẽ bị phá bỏ theo luật. Điều này rất khó thực hiện trong thực tế, cơ quan Nhà nước cần có biện pháp giải quyết thấu đáo. Trách nhiệm để cho các công tŕnh đồ sộ mọc lên trên đất rừng thuộc về cơ quan quản lư Nhà nước trong lĩnh vực này. Theo tôi, số cán bộ này cần phải xử lư trước tiên.
Nguyễn Văn Hiếu
Hết thời hiệu để xử lư
Theo tôi được biết, ngoài gia đ́nh ca sỹ Mỹ Linh, hoạ sỹ Thành Chương, có hàng trăm hộ dân khác cũng xây biệt thự không phép, hoặc trái phép trên đất rừng.
Cũng cần phải nói ngay rằng, không phải đến bây giờ thông tin gia đ́nh ca sỹ Mỹ Linh và hoạ sỹ Thành Chương xây dựng nhà trên đất rừng Sóc Sơn mới được tiết lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cách đây khoảng 5 năm, câu chuyện này đă từng là vấn đề "nóng" trên nhiều tờ báo. Điều đó cho thấy từ những người trong cuộc như ca sỹ Mỹ Linh, hoạ sỹ Thành Chương đến chính quyền địa phương, cũng như các cơ quan quản lư về đất đai của Hà Nội đều biết rơ "mười mươi" việc xây nhà, dựng phủ này. Vậy tại sao lúc đó chính quyền địa phương không lên tiếng? Tại sao lại không có biện pháp rốt ráo để ngăn chặn việc vi phạm, để đến khi công tŕnh vi phạm đă hoàn thiện, thậm chí "khổ chủ" đă an cư trong nhiều năm, cơ quan chức năng mới loay hoay t́m hướng xử lư?
Được biết, khi trao đổi với báo chí về những vi phạm của gia đ́nh ca sĩ Mỹ Linh, Việt phủ Thành Chương cùng nhiều hộ gia đ́nh khác, ông Nguyễn Văn Nguyệt, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho hay, khi thay đổi công tác cán bộ, ông không nhận được hồ sơ bàn giao từ lănh đạo nhiệm kỳ trước và Công ty Lâm trường Sóc Sơn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nằm ngoài diện quản lư của UBND huyện.
Để tháo gỡ, theo ông Nguyệt, từ năm 2006, huyện cũng đă kiến nghị thành phố "cần phải giải quyết từ khâu chính sách". Cụ thể, UBND Hà Nội cần quy hoạch rừng, bao gồm đo đạc, cắm mốc (huyện được giao nhiệm vụ và đang đo đạc, chờ kinh phí cắm mốc); rà soát, đo đạc lại bản đồ địa chính; lập dự án, giao đất giao rừng. Sau khi giao, huyện sẽ xác định chủ rừng cũ là ai, mới là ai, có đúng quy định không, từ đó mới giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
"Lúc đó rừng được giao mới là hợp pháp và mới có hướng xử lư đối với các diện tích rừng có các công tŕnh xây dựng nêu trong kết luận thanh tra. Trên diện tích ấy, nếu làm nhà ở b́nh thường th́ được. Song, nếu làm dự án du lịch, vui chơi th́ phải theo quy định của luật", ông Nguyệt nói. Làm nhà ở "b́nh thường" ở đây theo ông Nguyệt là xây nhà trong phạm vi 400m2 (diện tích được cấp sổ đỏ là đất ở) trong tổng diện tích đất rừng các hộ được nhận giao khoán, chuyển nhượng. Tuy nhiên, để xây nhà, các hộ phải xin giấy phép xây dựng - thủ tục mà gia đ́nh ca sĩ Mỹ Linh và các hộ dân khác không xuất tŕnh được khi được thanh tra.
Tuy vậy, diện tích rừng đó nếu muốn chuyển thành dự án du lịch, vui chơi... th́ phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và phải được các cơ quan chức năng thẩm định, cấp phép.
Vấn đề cần bàn ở đây là nếu nhà của hoạ sỹ Thành Chương và ca sĩ Mỹ Linh (cũng như hàng trăm công tŕnh khác - t/g) xây dựng trên đất rừng pḥng hộ th́ đó là hành vi vi phạm trong quản lư xây dựng trên đất không hợp pháp và không có giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, theo Quy định tại Điều 3 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lư công tŕnh hạ tầng kỹ thuật; quản lư phát triển nhà và công sở, tính đến thời điểm này, những công tŕnh trên cũng đă hết thời hiệu xử lư. Theo điều luật này, thời hiệu xử phạt là 2 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Ánh Dương