*Tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị “bất tín nhiệm” ?
tin-nhiemKết qủa cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” 47 chức danh “chủ chốt do Quốc hội Cộng sản Việt Nam bầu hoặc phê chuẩn” công bố ngày 11/06 (2013) đă chứng minh là việc làm “ba phải” của Đảng và Quốc hội để cho dân đứng “chờ sung rụng”.
Sau đây là những lư do tại sao ?
Thứ nhất, không ai trong số 47 chức danh sẽ “bị đẩy” qua ṿng hai để phải đối diện với cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” (hay bất tín nhiệm) v́ người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất là Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn B́nh, với số phiếu 209 vẫn chưa đủ “quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội” phải có như quy định trong Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012 của Quốc hội, hay trên 250 trong tổng số 500 Đại biểu.
Thứ hai, với 3 mức độ lấy phiếu ai cũng có lợi gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” th́ cho dù nột người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất trong số 47 chức danh như ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường với 83 phiếu, nhưng ông Quang vẫn đứng vững v́ ông chỉ có 94 phiếu “tín nhiệm thấp”.
Thứ ba, trước khi bỏ phiếu Quốc hội không tổ chức các cuộc chất vấn 47 chức danh. Đại biểu Quốc hội chỉ biết căn cứ vào các bản tự khai thành tích dài lê thê của người sẽ phải lấy phiếu, có người khai tới 30 trang; báo cáo về t́nh h́nh chung về kinh tế, an ninh và xă hội của Quốc hội; ư kiến của cử tri mà các Đại biểu thu gom được tại địa phương và sau cùng là báo cáo của Mặt trận Tổ quốc dựa theo kiến nghị của cử tri. Nhưng Đại biểu Quốc hội cho biết họ không có phương tiện, không có cơ chế và thời gian để kiếm chứng các báo cáo này nên quyết định của họ chỉ dựa theo t́nh h́nh của xă hội và những việc đă làm được và chưa làm được của các đối tượng.
CÁI ĐUÔI CỦA NGHỊ QUYẾT 4
Thứ tư, việc “lấy phiếu tín nhiệm” của Quốc hội chỉ là một cách làm khác để thực thi Nghị quyết Trung ương 4 về “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mà đảng đă thất bại tại Hội nghị Trung ương 6 khi Ban Chấp hành Trung ương đảng không thể đồng ư với nhau về đề xuất kỷ luật một Ủy viên Bộ Chính trị, không ai khác hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
V́ vậy Nghị quyết 35 của Quốc hội đă nói rơ tính không kiên quyết và nặng h́nh thức của việc lấy phiếu tín nhiệm: “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của ḿnh để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.”
Hay nói như ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (31/12/2011) th́ mục đích của Nghị quyết 4 là để “nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, “trị bệnh cứu người” !
Thứ năm, chủ trương “bắt cọp không dám vào hang” của Quốc hội trong cuộc bỏ phiếu kín ngày 10/6 (2013) đă được hầu hết các Đại biểu Quốc hội hài ḷng, v́ là lần đầu tiên trong lịch sử 67 năm của Quốc hội Nhà nước CSVN, họ đă thực hiện được một việc minh bạch, công khai và dân chủ nhưng cuối cùng cũng “chả vuốt được râu hùm” nhưng cốt là để “vui vẻ cả nhà” !
Bằng chứng được minh chứng trong lời tự khen của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng : “Quốc hội đă hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao cho Quốc hội đánh giá các chức danh, sẽ làm tốt trong những năm sau và sẽ rút kinh nghiệm để HĐND các cấp thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm một cách khách quan, thận trọng, nghiêm túc.
Trong quá tŕnh làm việc, c̣n có việc này việc kia chưa tốt, không phải việc nào cũng điểm 10, nên cần phải rút kinh nghiệm. Chúng tôi tin tưởng khi thông qua Nghị quyết với tỷ lệ phiếu cao tức là khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm này”. (Báo Tiền Phong, 11/06/2013)
Ông Hùng nói thêm : “
Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế – xă hội của đất nước đạt được thời gian qua. C̣n phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 12/06-013).
NGƯỜI THẬT VIỆC GIẢ
Thứ sáu, cuộc lấy phiếu đối với các chức danh trong các lĩnh vực Kinh tế, Văn hoá, Giáo dục, Xă hội, Môi trường; Quốc pḥng và Ngọai giao chưa phản ảnh đúng với những bức xúc của người dân như kinh tế tiếp tục đi xuống; đời sống của nông dân và công nhân gặp muôn vàn khó khăn v́ thiếu việc làm hay nông phẩm bán ra không đủ lợi nhuận; văn hoá, luân thường đạo lư sa sút; trật tự, an ṭan xă hội không được bảo đảm; tai nạn lưu thông nghiêm trọng; Tham nhũng, lăng phí vẫn tràn lan; nợ công tiếp tục lên cao tới mức báo động, nếu chia ra th́ mỗi người dân Việt Nam phải mang nợ ít nhất 800 Dollars; t́nh trạng tiếp tục làm ăn thua lỗ nghiêm trọng, nợ như chúa chổm của khối Doanh nghiệp nhà nước…
T́nh trạng bệnh viện qúa tải, người dân có bệnh nhưng nghèo chưa được Chính phủ trợ giúp chu đáo; t́nh trạng giáo dục dựa vào thành tích là chính vẫn c̣n nhiều bức xúc; học sinh con nhà nghèo không đủ khả năng cắp sách đến trường, thiếu ăn; t́nh trạng đói nghèo, tệ nạn mại dâm, ma túy, aids, chênh lệch giàu-nghèo trong xă hội vẫn dàn trải…
T́nh h́nh ngư dân bị Trung Cộng tấn công, đe dọa ở Biển Đông vẫn c̣n nghiêm trọng; đe dọa lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng mỗi ngày một đến gần Việt Nam v.v…
Do đó, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh, người có trách nhiệm lớn trong việc để cho thị trường tiền tệ và vàng xáo trộn, lấy tiền của dân cho các ngân hàng vay để đầu tư vào các dịch vụ làm ăn thua lỗ tiền tỷ vẫn được 88 phiếu “tín nhiệm cao” và 194 phiếu “tín nhiệm”, dù có tới 209 phiếu “tín nhiệm thấp”.
Rồi như Bộ trưởng Lao dộng, Thương binh và Xă hội, Phạm Thị Hải Chuyền có trách nhiệm để cho công nhân Trung Quốc xâm nhập trái phép và không có phép vào cướp công ăn việc làm của công nhân Việt Nam, điển h́nh tại hai Dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dark Nông) mà vẫn được 105 phiếu “tín nhiệm cao”, 276 phiếu “tín nhiệm” và chỉ có 111 phiếu “tín nhiệm thấp” !
Cũng như thế, đối với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Ḥang, có trách nhiệm để cho hàng Trung Quốc tràn ngập cạnh tranh bất chính với hàng Việt Nam mà vẫn có 112 phiếu “tín nhiệm cao”, 251 phiếu “tín nhiệm” và chỉ có 177 phiếu “tín nhiệm thấp” ?
Đến ông Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, người có trách nhiệm trong dự án khai thác Bauxite đă bị các Nhà Khoa học và chuyên viên hàng đầu của Việt Nam cảnh giác nên dừng lại v́ viễn ảnh có lời trong 15 hay 20 năm chỉ là giấc mơ hăo huyền. Ông cũng đă để cho t́nh trạng ô nhiễm môi trường, để cho các nhà máy phế thải chất độc ra sông rạch, đồng ruộng và không kiểm soát nổi tệ nạn khai thác khóang sản bừa băi, phá rừng, lén lút đem bán sang Trung Quốc v.v… mà chỉ bị 94 phiếu “tín nhiệm thấp” ?
Qua ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải, người chỉ bị 99 phiếu “tín nhiệm thấp” đă tỏ rơ bất lực trong việc hạn chế tai nạn Giao thông vận tải; Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế không sao ngăn chặn nổi chất độc thâm nhập vào thực phẩm, bất lực trong lĩnh vực bệnh viện qúa tải bệnh nhân, để cho Bác sỹ, Y tá công khai làm tiền bệnh nhân nghèo v.v… mà chỉ bị 146 phiếu “tín nhiệm thấP.
Rồi đến các Ông Ḥang Anh Tuấn, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chỉ bị 116 phiếu “tín nhiệm thấp” dù đă bất lực để cho “trẻ em Việt Nam thuộc lịch sử Tầu, nghiệm phim Tầu hơn thuộc lịch sử Việt và Văn hoá Việt…Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ bị 58 phiếu “tín nhiệm thấp” dù ông không có kế họach ǵ giúp đỡ cho nông dân Việt Nam nhưng lại lơ là để cho thương lái Trung Quốc tự do đi thu mua thực phẩm và phá họai nông phẩm và gia cầm của nông dân Việt Nam !
C̣n ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, người đă bị chỉ trích không kiểm soát được tệ nạn “dùng nhà trường để thi đua thành tích”, “đọat cờ chiến thắng” của các Giáo viên, Hiệu trưởng; để cho nạn thi gỉa, thi giúp, quay cóp để ăn tiền học sinh; để cho ngành giáo dục “đầu Ngô ḿnh Sở” và mất định hướng văn hoá Việt; để cho môn Sử dân tộc không c̣n được quan tâm trong nền giáo dục; và để cho Văn hoá Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc thấm nhập vào tận mỗi gia đ́nh Việt Nam; để cho trường ốc mở ra tràn lan, không đủ tiêu chuẩn và thiếu thầy, thiếu tṛ, hạ thấy tiêu chuẩn cấp Đại học v..v.. mà cũng chí bị 177 phiếu “tín nhiệm thấp” !
Và sau cùng là hai ông Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng Quang Thanh, người được 332 phiếu “tín nhiệm cao” thứ nh́ sau Bà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (372 phiếu “tín nhiệm cao”) và ông Phạm B́nh Minh, Bộ trưởng Ngọai giao, được 238 phiếu “tín nhiệm cao” không có trách nhiệm ǵ đối với hàng trăm ngư dân Việt Nam bị quân Trung Cộng trá h́nh đi tuần tra trên các tầu Hải giám tấn công giết người, cướp của, đe dọa và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông hay sao ?
Hai ông này đă làm ǵ để bảo vệ biển đảo của Việt Nam hay chỉ biết “nhớ ơn sự giúp đỡ của nhân dân, đảng và chính phủ Trung Quốc” như ông Phùng Quang Thanh từng nói với các Tướng lănh Trung Cộng ? Hay như ông Phạm B́nh Minh đă không dám công khai lên tiếng bảo vệ lập trường của Việt Nam chống việc Trung Cộng đ̣i phải cùng chung sọan thảo Bàn Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (Code of Conduct, COC) với các nước trong Hiệp hội các nước Dông Nam Á (ASEAN).
Việt Nam đă âm thầm liên kết với Phi Luật Tân chống đ̣i hỏi của Trung Cộng tại Hội nghị cấp cao kỳ 20 tại Nam Vang (Cao Miên) đầu tháng 4/2012, nhưng chỉ có Phi Luật Tân công khai nói với báo chí như thế. Phái đ̣an Việt Nam khi ấy có mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Phạm B́nh Minh, nhưng phiá Việt Nam đă “không dám ra mặt” v́ sợ mất ḷng Trung Cộng !
Nhưng một viên chức Phi Luật Tân đă nói riêng với báo chí rằng, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN cùng có lập trường như Phi Luật Tân.
Thứ bảy, với những lá phiếu “trái chiều” của Quốc hội CSVN đă ưu đăi dành cho các Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng như thế th́ tất nhiên phải làm cho ông Dũng “mở cờ trong bụng”.
Và đó phải chăng là lư do ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đă được tới 210 phiếu “tín nhiệm cao”, 122 phiếu “tín nhiệm”, mặc dù ông cũng phải nhận 160 phiếu “tín nhiệm thấp” ?
Không ai trong Quốc hội, kể cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và báo chí của đảng “dám” b́nh luận về số phiếu cao “tín nhiệm thấp” mà Quốc hội đă tṛng vào cổ ông Dũng v́ nó không đủ để đẩy ông qua ṿng 2 cho Quốc hội bỏ phiếu “bất tín nhiệm”.
Ông cũng là người đă bị Quốc hội bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 9 Ủy viên Bộ Chính trị có chức danh được Quốc hội “soi xét” hôm 10/06 (2013).
Số phiếu “tín nhiệm thấp” của tám người c̣n lại của Bộ Chính trị là : Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (28 phiếu); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (25 phiếu); Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (14 phiếu); Phó Chủ tịch Quốc hội Ṭng Thị Phóng (24 phiếu); Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng Quang Thanh (13 phiếu); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (14 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (35 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (65 phiếu).
So với Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người có phiếu tín nhiệm cao nhất trong 47 chức danh th́ ông Dũng thua 162 phiếu. Và nếu đọ với 330 phiếu “tín nhiệm cao” của ông Trương Tấn Sang, người được nói tới ở Việt Nam như “đối thủ chính trị” của ông Dũng, th́ ông Thủ tướng thua ông Sang 120 phiếu.
Nhưng không ai biết cuộc đời chính trị của ông Dũng sẽ đi về đâu sau “cú sốc” này, nhưng không ai quên ông đă từng bị Bộ Chính trị đề nghị nhưng may mắn không phải nhận “một h́nh thức kỷ luật” tại Hội nghị Trung ương 6.
Vào cuối năm nay, đảng CSVN sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” trong đảng ở cấp Trung ương, nhưng hăy c̣n qúa sớm dể dự đóan liệu con số 160 phiếu “tín nhiệm thấp” oan nghiệt của Quốc hội có d́m ông Dũng xuống sâu hơn nữa tại “phiên ṭa” của Trung ương đảng, hay phe cánh ông sẽ lại thắng thêm một lần nữa như ông đă thành công tại Hội nghị Trương 7 hồi tháng 5 vừa qua ?
Nhưng nếu đảng lại đi theo vết xe cũ của Quốc hội để lấy phiếu ở 3 mức độ : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” th́ tính “ba phải” sẽ có cơ tái diễn để “vui vẻ cả nhà” thêm lần nữa. ./-
Phạm Trần
Theo hennhausaigon2015