Người liệt sĩ ấy đă được ghi danh trên bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công và có mộ phần bên cạnh hàng trăm liệt sĩ khác suốt 40 năm nay. Khi chỉ c̣n 23 ngày nữa là đến cái giỗ thứ 40 của ông th́ ông bất ngờ trở về…
Quên hết mọi thứ, trừ chiến tranh
Tôi t́m về thôn Tự Tiên, xă Tiên Minh - một xă giàu truyền thống cách mạng nhưng thuộc diện “nghèo có số” của huyện Tiên Lăng, Hải Phòng - vào một buổi trưa muộn của tháng 6 vụ gặt. Câu chuyện về liệt sĩ Phan Hữu Được trở về sau 40 năm được làm giỗ xôn xao ngôi làng nhỏ. Có người bảo may mắn quá, hạnh phúc quá, ông ấy vẫn c̣n sống để mà trở về với quê hương! Có người lại lắc đầu chua chát: về mà lúc tỉnh lúc điên, về mà không c̣n cha mẹ, anh em ruột thịt, về mà chẳng có lấy một đồng nuôi thân, một mảnh đất cố cắm…
Câu chuyện xưa về việc đổi họ, “trả vợ”, ăn vạ nhà xă đội để được đi bộ đội của ông Được vẫn c̣n được các cụ già trong làng kể suốt đến ngày nay.
Ông Được bên di ảnh của chính mình, vẫn được thờ trên ban thờ suốt 40 năm nay
Hồi đó, Phan Hữu Được là con út trong một gia đ́nh có hai anh em trai, bố là liệt sĩ chống Pháp; anh trai đang tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Chàng thanh niên Được nằm trong diện miễn nghĩa vụ quân sự đặc biệt của địa phương. Mặc dù lúc đó đă có một người vợ sắp cưới rất xinh đẹp tên Lý ở huyện bên, nhưng với mong muốn được cống hiến cho cuộc chiến bảo vệ dân tộc, chàng trai ấy đă mang lễ tạ tội với Lư rồi làm đơn t́nh nguyện nhập ngũ. Tất nhiên đơn của Được không được lănh đạo huyện đội Tiên Lăng chấp nhận.
Được nghĩ ra cách đổi tên họ, năm sinh từ Phan Hữu Được (1949) thành Phạm Văn Được (1952) để tráo hồ sơ. Được còn dẫn theo người cháu 10 tuổi đến ở ĺ nhà ông Hồng, xă đội trưởng bấy giờ, làm đủ các việc từ xay lúa, giă gạo… chỉ để ông Hồng có thời gian nghe Được tŕnh bày nguyện vọng và kư đơn, thuận cho đi chiến đấu.
Người cháu 10 tuổi ấy là anh Phan Hữu Lợi - cháu gọi ông Được bằng chú ruột. Chúng tôi đến nhà anh Lợi để t́m gặp người “liệt sĩ” trở về. Thấy người lạ, ông cụ gần 70 tuổi, gầy đen, đứng dậy nhưng không nh́n cũng không cười, tập tễnh bước đi. Ông Được chỉ kể về chiến tranh, bắt đầu từ thời điểm nhập ngũ. Những câu chuyện rời rạc, ngắt quăng, cùng với sự hỗ trợ ghép nối thông tin tích cực của người thân, chúng tôi mới h́nh dung được phần nào câu chuyện.
Theo đó, năm 1967 ông đi thanh niên xung phong, tháng 12/1970 nhập ngũ vào Đại đội 4 Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư đoàn 350 đóng quân ở huyện Thủy Nguyên (Hải Pḥng). Sau đó ông tham gia đường dây 559 (vận chuyển lương thực, vũ khí vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh). Có thể từ năm 1972, ông chuyển sang một đơn vị có phiên hiệu 360 với nhiệm vụ lái tàu chở vũ khí từ phía Campuchia vào Nam theo đường sông Mê Kông.
Giọt nước mắt sau 40 năm trở lại quê hương
Ông Được kể: “Chúng tôi bị oánh liên tục, nhiều lần bị thương nhưng sau đó ai sống sót lại nhận nhiệm vụ tiếp. Nhưng đến mùa khô năm 1973, khi tôi điều khiển tàu số 047 chạy qua tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia thì bị địch dội bom. Tàu ch́m. 3 người chúng tôi bị hất xuống sông sâu”. Sau đó ông trôi dạt vào bờ, được một Việt kiều tên Hiệu cứu sống. Nhưng với hàng chục vết thương từ đầu tới chân, ông bắt đầu một cuộc sống khác, cuộc sống lang thang trong vô thức.
Lang thang kiếm sống trong những giấc mơ quá khứ nhá nhem
Sau giải phóng, ông Hiệu đă gửi ông Được về lại miền Nam Việt Nam để hy vọng có người giúp ông t́m lại gia đ́nh.
Nhưng oái ăm thay ông chẳng nhớ ǵ ngoài những ngày tháng sống ở nhà ông Hiệu bên nước bạn. Ông thành kẻ lang thang nhưng chưa bao giờ ông đi xin hay đi cướp. Với cơ thể không c̣n lành lặn, bước đi cao thấp giữa đô thành, ông trở thành kẻ cô đơn lang thang khắp ngơ chợ ở tuổi 26. Bất cứ ai có việc ông đều xin làm, làm không lấy tiền, chỉ để xin một bữa cơm no. Ông cứ đi trong vô định rồi dạt măi xuống tận nông trường cao su Samat thuộc tỉnh Tây Ninh.
Tại đây ông được người dân chợ Tân Biên cho làm công việc quét rác hàng ngày. Đây là quăng thời gian ông thường xuyên được ăn. Nhưng sau đó vết thương ở chân tái phát, không thể lê đi nổi nữa, ông Được lại phải trở về với những ngày đói khổ, lang thang, lay lắt.
Ông Được bên 2 người cháu trai
Trong một đêm mưa rét, bắt gặp ông co ro nơi vệ đường, ông Đào, một công nhân của nông trường cao su Samat nhân từ đă đón về nhà thuốc thang và nhận làm em kết nghĩa. Đó là năm 2000, ông Được bước sang tuổi 51.
Từ đó cứ đến mùa lấy mủ cao su, ông Được theo Tài - con trai ông Đào - sang Campuchia làm công nhân. Công việc của một công nhân thời vụ trên đất người đă vắt cạn sức lực người lính già. Rồi trong những ngày dài đau ốm triền miên, ông nói lặp đi lặp lại trong cơn mê: “Tôi là em ông Cầu ở Tiên Lăng, Hải Pḥng”. Từ câu nói ấy, anh Tài đă thông qua nhiều người quen liên lạc được với anh Phan Xuân Biên ở Bộ Tư lệnh Hải quân, quê Tiên Lăng, nhờ t́m kiếm người thân của ông chú kết nghĩa bất hạnh.
Ngày 9/3/2013, anh Phan Hữu Lợi đang dự một đám cưới thì nghe ông Cứ (bố anh Biên) gọi: “Lợi ơi về giết lợn ăn mừng đi, ông chú liệt sĩ của mày vẫn c̣n sống!”.
Ông Được bên phần mộ của chính mình
Anh Lợi kể: “Ngay lập tức tôi t́m cách liên lạc với Biên và Tài. Đêm ấy, từ rừng cao su ngút gió bên đất bạn, anh Lợi chỉ nhận được câu nói thờ ơ: “Tôi tên Được, em ông Cầu ở Tiên Lăng. Thôi nhé, tôi đi ngủ, mai nói tiếp”. Cả đêm đấy anh Lợi cùng em trai là Phan Hữu Lộc thức trắng. Những nén nhang hai anh em thay nhau đốt liên tục lên bàn thờ, nơi có di ảnh của người chú duy nhất đă nhận báo tử từ 40 năm trước. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, anh Lợi lại gọi cho Tài để gặp ông Được. Anh b́nh tĩnh gợi lại những h́nh ảnh xưa trong kư ức gia đ́nh. Đến lúc anh gần như đă tuyệt vọng th́ bỗng đầu dây bên kia ông Được thốt lên: “Tôi có 2 đứa cháu gái tên là Sưu và Ước. Chúng có mái tóc dài xinh lắm”. Vỡ ̣a trong sung sướng bởi hai người ông vừa nhắc đó chính 2 chị ruột của anh, một thời nổi tiếng khắp vùng v́ có mái tóc dài như suối.
Anh Lợi vội chạy đi vay tạm ít tiền nhảy xe vào Nam. Ở bên kia đất nước Campuchia, anh Tài cũng thu xếp gửi ông Được về lại bến xe An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Một cháu ruột từ Bắc vào Nam đi t́m lại ông chú với biết bao kính trọng, thương nhớ. Một già từ bên kia sông Mê Kông trở lại mà chẳng hiểu đi đâu, gặp ai và để làm ǵ…
(Còn tiếp)