Có mẹ chồng giỏi giang, ham làm, khéo vun vén là một may mắn cho nhiều nàng dâu mới bỡ ngỡ về nhà chồng, nhưng lối sống tằn tiện, khắt khe của bà đă khiến tôi cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong ngôi nhà của ḿnh.
Nhà chồng tôi ở ngay mặt đường lớn, trong nhà có đầy đủ các thiết bị tiện nghi. Mẹ chồng tôi là người ham làm, tiết kiệm nên ngay sau khi về hưu bà đă dồn tiền tích góp được để mua và đứng tên 2 mảnh đất.
Ngoài ngôi nhà chúng tôi đang sống, bà c̣n có một ngôi nhà cho thuê mặt bằng kinh doanh. Ở quê, một gia đ́nh như thế được coi là hàng có “của ăn của để” trong làng.
Phải nói ngay từ đầu rằng, tôi không được ḷng mẹ chồng. Bà luôn cho rằng tôi chỉ học trung cấp, nhà lại không khá giả, không thể xứng với chồng tôi (anh đă tốt nghiệp đại học, hiện đang có một công việc tốt ở ngân hàng).
Tôi kể ra một số chuyện để bạn dễ h́nh dung hơn về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu của tôi.
Từ ngày c̣n trẻ, sau khi lấy chồng, mẹ chồng tôi đă một lúc làm 2, 3 việc. Sáng đi dạy học ở trường, chiều về buôn bán kinh doanh ở chợ. Tối bà c̣n nhận thêm việc về làm. Cả gia đ́nh chồng đều phải thừa nhận bà là người năng động, tham công tiếc việc.
Bố chồng mất sớm, một ḿnh bà nuôi 3 con trai ăn học lại dựng lên khối tài sản không nhỏ nên bà cũng muốn con dâu (là tôi) cũng phải được giỏi giang, mănh mẽ như bà.
Thấy tôi đi làm kế toán cho một công ty với mức lương khiêm tốn bà rất không vừa ḷng. Bà thường xuyên trách móc, than “hờ” là thương chồng tôi số vất vả, phải nuôi “báo cô” vợ.
Khi bóng gió không có tác dụng bà thường xuyên thúc ép tôi nghỉ việc ở công ty đang làm để xin việc lương cao hơn hoặc đi làm thêm để tăng thu nhập. Với tấm bằng trung cấp lại ở thời buổi thất nghiệp nhan nhản tôi không dám dũng cảm làm theo lời mẹ chồng nên bà rất giận.
Trong chuyện chi tiêu cho việc ăn uống bà rất chặt chẽ. Mỗi sáng trước khi tôi đi chợ bà ghi ra giấy các món tôi cần phải mua, sau đó bà ước lượng số tiền rồi đưa cho tôi không thừa một xu. V́ chuyện này mà nhiều lần tôi và mẹ chồng đă xảy ra mâu thuẫn.
Có hôm giá rau, củ tăng tôi phải bỏ tiền túi ra để bù vào (mặc dù 2 vợ chồng đều đă đóng góp sinh hoạt phí đầy đủ cho bà). Nhiều lần tôi bảo với bà giá cả tăng, bà đều gạt đi: “Do mày mua đắt đấy, chứ từng ấy tao thừa mua được lại c̣n xin được thêm nhúm hành, quả quất”.
Một lần buổi sáng tôi chở bà đi chợ, tôi gửi xe ở cổng chợ (3.000 đồng/xe máy). Bà không vừa ḷng, bà bắt tôi đẩy xe vào trong chợ để tiết kiệm tiền gửi.
Tôi đi xe máy cồng kềnh, chợ lại đông đúc, khi đi xe vào chợ, mấy bà bán hàng gắt gỏng: “Chợ đă chật c̣n cố chen xe vào”. Nghe thấy, nh́n thấy đấy nhưng bà vẫn kiên quyết thực hiện chính sách tiết kiệm đến cùng.
Vào mùa đông, dù nhà có máy giặt nhưng bà vẫn kiên quyết bắt con con dâu đang mang bầu phải giặt quần, áo bằng tay. Bà lấy lư do là giặt máy quần, áo dễ hỏng nhưng thực chất là để tiết kiệm tiền điện.
Nh́n con dâu bụng bầu to vượt mặt ngồi lọ mọ giặt đồ cho cả nhà bà vẫn mặc kệ. Trong nhà lắp đầy đủ các thiết bị như máy nóng lạnh, điều ḥa nhưng bà ra chỉ thị là cấm không được dùng.
Khi chồng tôi bật máy nóng lạnh cho vợ tắm, th́ bà càu nhàu: “Xưa tao mang bầu cũng nước nóng, nước lạnh ǵ đâu, chúng mày giờ sướng quá hóa lắm chuyện”.
Mẹ chồng tôi cũng có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mặc dù bà cũng là một người phụ nữ”. Có lần bà mua một con gà đă cho vào nồi chuẩn bị luộc th́ thấy chồng tôi gọi điện bảo trưa không về nhà ăn cơm.
Bà ngay lập tức vớt con gà ra cho vào tủ lạnh để “Tối thằng T. (tên chồng tôi) về ăn luôn, nhà ít người ăn không hết”. Nếu người thông báo trưa không ăn cơm ở nhà là tôi th́ bà sẽ không bao giờ làm thế.
Mặc dù lối sống, quan điểm của bà khác hẳn tôi nhưng tôi thường tự nhủ: “Bà không thương ḿnh nhưng bà lại thương chồng ḿnh chứ thương ai đâu mà thiệt”. Nhưng từ khi có con gái đầu ḷng, tôi càng khó chấp nhận cách cư xử của bà.
Khỏi phải nói là mẹ chồng tôi rất mong có cháu trai. Lúc tôi mang thai bà vui vẻ lắm. Dù chưa siêu âm nhưng bà luôn miệng nhắc “Ăn đủ chất cho thằng cu của bà to khỏe nhé”.
Buổi sáng hôm 2 vợ chồng tôi đi siêu âm, bà đi ăn cỗ ở họ hàng xa cũng gọi điện về dặn chồng tôi: “Khi nào có tin cháu trai th́ bảo tao nhé!”. Tôi hỏi đùa chồng: “Thế là con gái th́ không được gọi điện à?”. Rồi đúng thế thật, cái thai trong bụng tôi là con gái.
Từ khi biết tin là cháu gái, mọi việc lớn bé từ trước đến nay trong nhà tôi vẫn phải cáng đáng như lúc chưa mang bầu. Nhiều hôm muốn mua hải sản tẩm bổ thêm cho bà bầu, 2 vợ chồng tôi lại nói dối bà để đi ra ngoài nhà hàng để ăn cua, ghẹ, mực… Tôi không dám mua về nhà (dù là tự bỏ tiền túi) v́ bà tiếc của lại phàn nàn.
Cháu gái chưa kịp ra đời bà đă đe: “Đẻ đứa đầu năm nay th́ năm sau cố mà săn thêm đứa nữa cho được thằng con trai”.
Bà lúc nào cũng tự hào ḿnh “hoàn thành nghĩa vụ xuất sắc” v́ đẻ được 3 đứa con trai. Một lần chị trong làng đến chơi nói với bà về trường hợp chị gái của chị ấy đẻ toàn con gái mà gia đ́nh vẫn hạnh phúc, êm ấm.
Bà khẳng định: “Không bao giờ có chuyện đó, chúng nó giả vờ để che mắt thiên hạ”. Khi đuối lư, bà lại đinh ninh: “Chắc chồng nó cũng đă kịp đi “gửi hạt giống” bên ngoài rồi chứ đời nào thằng đàn ông nào chịu thiệt”.
Lê Hiếu (Ghi theo lời kể của một độc giả)