(GDVN) - "Ở TP Hồ Chí Minh, bà Phạm Thị Thanh Hiền, đại biểu HĐND thành phố đă chất vấn ông giám đốc Sở Xây Dựng: “Tại sao một căn nhà rất to xây dựng trái phép th́ không trông thấy, một xe cát dân đổ để sửa chữa nhỏ là phát hiện ra ngay”.
V́ sao thế giới phẳng bị … méo? (Ảnh minh họa)
Thế giới trong tác phẩm “Thế giới phẳng” (The world is flat) của Thomas L. Freedman là một thế giới toàn cầu hóa, ở đó Internet trở thành mạch liên kết toàn cầu, ở đó mọi diễn biến chính trị, kinh tế, các chuẩn mực xă hội, quyền con người… của các quốc gia đều phải theo mặt bằng chung, phải tuân thủ “luật chơi chung”, ở đó mọi quốc gia, dân tộc không phân biệt lớn nhỏ đều b́nh đẳng, đều cùng trên một “mặt phẳng”. Bất cứ một thực thể nào muốn phá vỡ tính phẳng của thế giới sẽ chỉ là tự cô lập bản thân ḿnh.
Người Việt, đặc biệt là các nhà hoạch định chiến lược có hiểu thế giới phẳng theo cách mà nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia tiên tiến đang hiểu?
Thế giới phẳng “hai chiều”
Bước sang thế kỷ 21, nhất là sau khi cuốn “Thế giới phẳng” ra đời, có nhiều cách diễn giải về thế giới phẳng, có người đă thống kê tới 10 đặc trưng (10 chiều) của thế giới phẳng, cũng có người cho rằng chỉ có 3 hoặc 7 đặc trưng cơ bản [2]. Nếu Công nghệ Thông tin, ngành khoa học có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất với đời sống loài người chỉ cần một hệ đếm với hai chữ số 0 và 1 th́ ngược lại, một thế giới phẳng với hai đặc trưng là hoàn toàn chưa đủ.
Cần phải nói ngay rằng chiều của thế giới phẳng không giống như trục tung, trục hoành trong toán học, đó là một khái niệm trừu tượng, một sự khái quát. Theo cách hiểu trong triết học, mỗi sự vật bao giờ cũng chứa đựng các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là động lực cho sự vật phát triển.
Một thế giới phẳng nguyên thủy chỉ tồn tại hai trạng thái đối nghịch nhau: “đúng hoặc sai”, “chân thực hoặc giả dối”, “tín nhiệm hoặc không tín nhiệm”, không tồn tại khái niệm “vừa đúng, vừa sai”, hay “vừa tín nhiệm vừa không tín nhiệm”.
Loài người cho đến hiện tại vẫn sống “gần đất, xa trời”, vũ trụ vẫn c̣n là một ẩn số. Có những người tin và hy vọng người khác cũng tin rằng thế giới là hoàn toàn phẳng, rằng phía trên cao là nơi ở của các vị thần, đó không phải là nơi dành cho quảng đại quần chúng.
Giả dụ muôn loài đang sống trong một thế giới như vậy, một thế giới không có chiều cao th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Khi con kiến ḅ trên mặt đất, thả một vài hạt gạo từ trên cao xuống, con kiến sẽ xem đó là một phép màu, các hạt gạo tự nhiên xuất hiện.
Nhặt các hạt gạo đi, con kiến cũng lại cho đó là phép màu, gạo tự nhiên biến mất. Con kiến không hiểu sự xuất hiện hay biến mất của gạo v́ nó chỉ biết không gian phẳng của mặt đất, nó không biết từ trên cao, con người đang theo dơi nó.
Không phải ngẫu nhiên người ta lại muốn thế giới phẳng “méo” đi như vậy. Chuyện hàng núi tiền bỗng dưng biến mất vào túi người khác không để lại dấu vết được coi là chuyện của các vị thần linh, giống như con kiến và hạt gạo, không biết tại sao, không thể giải thích thế nào. Ở t.p Hồ Chí Minh, bà Phạm Thị Thanh Hiền, đại biểu HĐND thành phố đă chất vấn ông giám đốc Sở Xây Dựng: “Tại sao một căn nhà rất to xây dựng trái phép th́ không trông thấy, một xe cát dân đổ để sửa chữa nhỏ là phát hiện ra ngay”.
Sở dĩ điều này xảy ra thường xuyên v́ với nhiều “công bộc” của dân, họ chỉ biết đến cái thế giới phẳng mà “nhóm lợi ích" của họ đă h́nh thành nên, ở đó vốn không tồn tại chiều cao, ở đó họ vốn chỉ quen nh́n ngang theo hai trục tọa độ “tung’ và “hoành’. Chính quan niệm thế giới phẳng như cái mặt bàn nên không thể đ̣i hỏi tầm tư duy của quan chức cao hơn tư duy của người trồng lúa, không thiếu các quyết sách đưa ra hôm trước, hôm sau đă phải hủy bỏ.
Hăy h́nh dung đứng giữa một biển người, phần lớn mặc cùng một màu áo sẽ khó phân biệt từng cá nhân cụ thể, muốn phân biệt phải đứng cao lên một chút, phải nh́n dưới một góc nghiêng nào đó. Có vô vàn ví dụ để minh họa cho lập luận này, chẳng hạn “báo cáo thống kê của ngành tài nguyên môi trường, ngành nội vụ cho thấy nhiều năm không phát hiện sai phạm”, lư do của sự “trong sạch” này thật là dễ hiểu:
Thứ nhất, sai phạm ở đó đă phổ cập đến mức như biển người cùng màu áo, rất khó phân biệt,
Thứ hai, ở đó người ta chỉ quen nh́n ngang, đi ngang chẳng ai chịu lên cao nh́n xuống nên không thể phát hiện điều ǵ khác lạ.
Nh́n ngang, tầm nh́n bao giờ cũng bị hạn chế, điều này chẳng ai phủ nhận cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tiếc rằng khá nhiều người không biết hoặc không muốn biết đến thế giới phẳng của Thomas L. Freedman, họ chỉ cần cái thế giới giúp họ giải thích một cách xuôn sẻ: làm thế nào để tiền của dân biến mất mà không ai thắc mắc, làm thế nào để người dân như bầy kiến ngơ ngác khi những biệt thự tiền tỷ của các “công bộc” tự nhiên xuất hiện.
Chính v́ cái thế giới phẳng “méo mó” ấy mà nhà báo Kỳ Duyên trong bài “Ai được gặt mùa vàng tương lai” (Tuần Việt Nam 20/7/2013) đă phải nêu câu hỏi: “Nhưng ở cả hai cuộc lấy phiếu, rút cục, cho thấy không một quan chức nào "rơi vào ṿng nguy hiểm", th́ điều đó, có phản ánh trung thực không?”.
Không ai “rơi vào ṿng nguy hiểm” bởi ngoài sự “thấp” của tín nhiệm “cao”, vẫn c̣n sự “cao” của “tín nhiệm vừa vừa”. Cái sự “vừa vừa” ấy cho thấy cách “nh́n xa trông rộng” của người bỏ phiếu và cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của đối tượng được bỏ phiếu. C̣n người dân, sẽ phải chờ đợi thêm một năm nữa, đến kỳ bỏ phiếu tiếp theo mới có thể nhận định tác dụng của kỳ bỏ phiếu hiện tại.
Cũng may là c̣n có những người hiểu thế giới phẳng một cách nghiêm túc, như phát biểu của Phó Tổng thanh tra nhà nước Lê Tiến Hào: “Tổng Thanh tra Chính phủ trước ủy ban Tư pháp của Quốc hội đă nói rơ, đứng đầu danh sách tham nhũng là lĩnh vực tín dụng ngân hàng, thứ hai là quản lư sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Ai phủ nhận điều này là không đúng". [3]
Thế giới phẳng “ba chiều”
Rơ ràng nếu coi thế giới phẳng chỉ có hai chiều th́ không thể giải thích được thực trạng xă hội hiện tại. Muốn đánh giá đúng thực chất cần vươn tới một tầm cao nào đó, giống như chỉ từ vệ tinh mới có thể nh́n rơ các cơn băo đang h́nh thành và di chuyển trên bề mặt địa cầu. Thực tế chứng minh có những người đang vun vén cho một thế giới khác, thế giới ba chiều.
Trong thế giới ba chiều này bên cạnh đúng – sai sẽ c̣n “đúng vừa vừa” hoặc “sai vừa vừa”. Bên cạnh tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp vẫn có “tín nhiệm vừa vừa”. Một khi sai chỉ “vừa vừa” th́ chuyện kỷ luật, cách chức sẽ trở nên quá nặng, sẽ phải xem xét, góp ư và tạo điều kiện cho đương sự sửa chữa sai lầm, khuyêt điểm.
Trong toán học không gian 3 chiều ngoài trục tung, trục hoành c̣n trục thẳng đứng là chiều cao. Cái chiều thứ ba của thế giới ba chiều mà người ta bồi đắp không hiểu v́ quá mới hay v́ c̣n thiếu nhiều tham số nên chưa phải là chiều cao thực sự, nó mới chỉ là một đường cong mờ ảo, vật vờ không phương hướng giống như món kẹo kéo của trẻ con, vặn nhẹ th́ nó cong, bẻ mạnh th́ nó găy.
Thử tưởng tượng đứng trên ngọn tre đang đung đưa trong băo, dù cố đến mấy cũng không thể quan sát chính xác những ǵ đang diễn ra trên mặt đất. Với cái chiều thứ ba như thế, chỉ quan sát đă khó chứ đừng nói đến đánh giá bởi lẽ, từ góc nh́n này có thể thấy là màu đen, sang góc nh́n khác nó biến thành màu đỏ. Điều này có thể chiêm nghiệm khi chụp ảnh ngược sáng, tất cả màu sắc đều biến thành màu đen.
Chính cái thế giới ba chiều “dở dang” ấy đă khiến cho nhiều lúc, nhiều nơi dân bảo là sai nhưng trên lại bảo là đúng, dân phát hiện ra tiêu cực nhưng thanh tra bảo là không phải. Ngược lại có khi dân ủng hộ th́ lănh đạo lại sợ không dám theo dân.
Đơn cử như chuyện sĩ quan cảnh sát bắn đạn cao su làm bị thương người phạm luật, thử hỏi nếu không dùng biện pháp bắn th́ liệu một cảnh sát có thể tay không bắt được hai kẻ ngông cuồng ngang nhiên thách thức pháp luật?
Nếu để chúng thoát th́ bao nhiêu người sẽ lấy đó làm gương để coi thường kỷ cương, phép nước? Một Đảng viên, mới chỉ là anh giáo viên ở trung tâm chính trị cấp huyện đă tỏ ra hợm hĩnh, yêng hùng như vậy. Nếu tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ, nếu dạy ở cấp cao hơn th́ có lẽ trong mắt anh ta những học viên ngồi dưới cũng chỉ là con giun con dế muốn mắng, muốn chửi tùy thích! Loại người như thế có nên đào tạo tiếp tục để trở thành người rao giảng đạo đức?
Cột ăngten viễn thông muốn chắc phải có ba sợi cáp giằng ở ba phía, chiều cao của không gian ba chiều mà chúng ta tạo dựng cũng cần ba sợi cáp như vậy, đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Dù cả ba sợi dây đều chụm lại ở phía trên th́ phía dưới cũng phải choăi đều ra ba phía, nếu dưới chân cũng chụm lại th́ cột ăngten sớm muộn sẽ bị đổ.
Có thể ví cái chiều thứ ba của không gian ba chiều ấy là thượng tầng kiến trúc, về nguyên tắc nó phải là một đường thẳng và vững chắc. Chỉ đến khi đó từ trên cao nh́n xuống chúng ta mới có thể thấy được những ǵ đang “tung-hoành” trong cái thế giới phẳng hai chiều.
Thế giới phẳng “bốn chiều”
Mơ ước của con người luôn vượt trên thực tại, ngay cả khi thế giới phẳng ba chiều được hoàn thiện th́ nó cũng chưa thể cho ta đánh giá chính xác chân lư của sự kiện. Lúc này chúng ta lại cần đến không gian bốn chiều, chiều thứ tư là thời gian. Chỉ có thời gian mới đánh giá đúng công và tội, anh hùng và gian hùng. Chỉ có thời gian mới giúp con người hiểu được ai đó thực sự là hiền triết, quyết định nào là sáng suốt, v́ dân, v́ nước.
Nói chính xác, không chỉ người Việt mà toàn nhân loại đang sống trong thế giới đa chiều chứ không phải là hai, ba hay bốn chiều. Chính v́ thế giới là đa chiều nên thông tin mà con người tiếp nhận cũng là “thông tin đa chiều”, mọi cố gắng nắn ḍng thông tin để chỉ c̣n lại một chiều là điều không thể.
Thế giới phẳng của người Việt dường như vẫn c̣n cần thêm thời gian và thêm các tham số khác mới có thể ḥa nhập với thế giới phẳng của nhân loại. Điều này là b́nh thường trên con đường hội nhập nhưng chúng ta không thể quá chậm trễ, v́ thời gian không đợi bất kỳ người nào.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
* Tít chính do ṭa soạn đặt
TS. Dương Xuân Thành