Bên dưới hồ nước đóng băng nằm ở độ cao 5.029m so với mực nước biển, thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ là một hiện tượng vô cùng tàn khốc mà không ai muốn chứng kiến. Hàng năm, khi băng tan, hàng trăm bộ xương sẽ lộ ra dưới ánh mặt trời. Người ta nói rằng, đây là sự trừng trị thích đáng của nữ thần Nandadevi dành cho những kẻ đă mạo phạm ḿnh.
Roopkund là một hồ nước đóng băng nằm ở độ cao 5.029m so với mực nước biển, thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ. Hàng năm, khi băng tan, một cảnh tượng kinh hoàng – hàng trăm bộ xương sẽ lộ ra dưới ánh mặt trời. Chính v́ vậy, hồ Roopkund c̣n được biết đến là “hồ xương người”.
Vào cuối thế kỷ XIX, sự xuất hiện của những bộ xương ở hồ Roopkund đă được biết đến nhưng đến năm 1942, trong một lần đi kiểm tra, nhân viên kiểm lâm Ấn Độ mới phát hiện hàng trăm bộ xương người gần như c̣n nguyên vẹn dưới ḷng hồ. Ban đầu, các nhà khoa học suy đoán “hồ xương người” là nơi nhiều người tự tử hoặc một trận lở đất đă chôn vùi những người này dưới hồ.
Sau đó, một giả thuyết khác cho rằng đây là hài cốt của những người lính Nhật định xâm chiến Ấn Độ chết do thời tiết khắc nghiệt. Tới tận năm 2004, khi một nhóm các nhà khoa học người châu u và Ấn Độ cùng nhau tới đây nghiên cứu và sử dụng các phương pháp hiện đại nhất th́ sự thật của "hồ xương người" mới được làm sáng tỏ. Trước khi nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đă nghe được câu chuyện truyền thuyết lưu truyền từ bao đời nay của người dân Bắc Ấn liên quan đến "Hồ xương người".
Truyền thuyết kể rằng, vua và hoàng hậu Kannaji cùng các cận thần đă lên núi Himalaya để mở tiệc linh đ́nh khiến nữ thần Nandadevi nổi giận. Những người này đă bị trừng phạt v́ mạo phạm tới sự tôn nghiêm của nữ thần. Nữ thần trừng phạt họ bằng một trận mưa đá “cứng như sắt” rất lớn rồi chôn vùi họ dưới ḷng hồ Roopkund. Chính truyền thuyết này đă gợi mở hướng lư giải cho các nhà khoa học.
Sau khi phân tích DNA, các nhà khoa học phát hiện ra những bộ xương này có từ năm 850 trước công nguyên và thuộc hai nhóm người khác nhau. Một nhóm người có chung một cấu tạo xương dài được cho là cùng một gia đ́nh hoặc một bộ tộc. Nhóm c̣n lại xương ngắn hơn. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu c̣n đưa ra kết luận tất cả đều tử vong với thương tích giống nhau. Ở phía trên đầu đa số hài cốt này đều có một vết nứt khá sâu. Những vết thương chí mạng này không phải do lở núi hay lở tuyết gây ra, mà là do vật thể h́nh tṛn. Lư giải thích hợp nhất trong trường hợp này chỉ có thể là một trận mưa đá cực lớn.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết, đây là một nhóm người hành hương qua thung lũng dưới sự hướng dẫn của một số người bản địa. Đến khu vực hồ này, họ đă gặp trận mưa đá. Không chỗ ẩn nấp kịp, nhiều người bị đá rơi vào chết ngay, ngoài ra c̣n có một số người bị thương và chết rét sau đó.
vietbf @ sưu tầm