Một nhà sưu tập người Hà Lan được cho là đă đánh cắp bức tượng chứa xác ướp nhà sư 1.000 tuổi. Dân làng Trung Quốc đă khởi kiện đ̣i lại xác ướp này. Xác ướp nhà sư 1000 tuổi bị "đánh cắp" cách đây 22 năm.
Xác ướp nhà sư 1.000 tuổi từng xuất hiện tại bảo tàng ở Hungary.
Theo RT, bức tượng nhà sư 1.000 tuổi biến mất khỏi ngôi chùa ở làng Dương Xuân, thuộc tỉnh Phúc Kiến năm 1995.
Dân làng nói bức tượng cao 1,2 m chứa hài cốt của Trương Công, một vị sư sống vào thời nhà Tống (960-1279). Nhà sư được dân làng thờ phụng và xem là tổ tiên. Dân làng hàng năm lấy ngày 5.10 làm ngày giỗ của vị tổ sư và tập trung tại chùa để làm lễ.
Hai thập kỷ sau đó, bức tượng bất ngờ xuất hiện trở lại tại một bảo tàng ở Hungary. Quá tŕnh chụp cắt lớp (CT) ở Hà Lan xác nhận bên trong bức tượng có cấu trúc xương, giống như một người ngồi bên trong.
Một nhà sưu tập Hà Lan có tên Oscar van Overeem bị người dân làng Dương Xuân khởi kiện v́ đánh cắp bức tượng. Tại phiên ṭa ngày 14.7, ông Van Overeem nói không biết bức tượng ở đâu sau khi đă bán cho một nhà sưu tập khác.
Quá tŕnh chụp cắt lớp xác nhận có xác ướp của một người ngồi bên trong.
Ông Van Overeem nói người mua bức tượng biết về vụ kiện nhưng muốn giữ kín danh tính, theo Tân Hoa Xă. Hiện chưa rơ liệu bức tượng xuất hiện ở Hungary và bức tượng tổ sư làng Dương Xuân có phải là một hay không.
Jan Holthuis, luật sư đại diện cho dân làng Dương Xuân nói tại phiên ṭa rằng họ “nhận ra ngay bức tượng khi nh́n thấy nó” và rằng “ông Overeem không có giấy tờ mua bán và không chứng minh được nguồn gốc của bức tượng”.
Luật sư Holthuis nói chính phủ Trung Quốc không bao giờ cho phép đưa bức tượng ra nước ngoài. “Trên thực tế, ông Van Overeem cũng không được cấp giấy phép từ chính phủ”.
Sau 3 giờ nghe tranh luận, thẩm phán Jeroen Thomas yêu cầu cả hai bên đưa ra các tuyên bố mới bằng văn bản. Thẩm phán cũng cân nhắc xem liệu có yêu cầu ông Van Overeem công khai danh tính doanh nhân giấu tên nói trên hay không.
Vụ kiện được dư luận Trung Quốc chú ư v́ người dân quyết đ̣i bằng được cổ vật thông qua con đường kiện tụng. Những lần thu hồi cổ vật khác trước đây chủ yếu thông qua ngoại giao.