Giới trẻ đang lên cơn sốt về việc Jack Ma sang thăm Việt Nam. Ông đă có cuộc giao lưu với các bạn trẻ tại Trung Tâm Hội nghị Quốc tế. Ông đă truyền lửa cho các bạn trẻ về nghị lực, cơ hội khi lập nghiệp...Một câu chuyện được cho là định mệnh làm thay đổi cuộc đời ông ít người biết.
Trong một lần tới công viên Hàng Châu làm hướng dẫn viên như thường lệ, cậu bé Mă Vân t́nh cờ gặp gia đ́nh Ken Morley. Mối nhân duyên kỳ lạ giữa họ bắt đầu từ đó.
Ảnh chụp David Morley và Mă Vân năm 1980 tại Hàng Châu.
Trong cuốn sách The House that Jack Ma Built, tác giả Duncan Clark đă tiết lộ câu chuyện ít người biết đến về mối nhân duyên kỳ lạ và cuộc gặp định mệnh của Jack Ma với một gia đ́nh người Australia. Họ, ở một khía cạnh nào đó, là những người đă giúp chàng trai trẻ người Trung Quốc đặt nền móng cho giấc mơ mang tên Alibaba sau này.
Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972, quê hương Hàng Châu của Jack Ma (tên khai sinh là Mă Vân) trở thành địa điểm du lịch hút khách. Hàng ngày, cậu bé 12 tuổi thường thức dậy sớm để thăm quan những khách sạn lớn của thành phố, sau đó làm hướng dẫn viên du lịch để trau dồi khả năng tiếng Anh, v́ không có điều kiện để học tập môn ngoại ngữ này.
Mă Vân đă gặp gỡ và quen biết nhiều du khách nước ngoài, nhưng trong đó đáng nhớ nhất là gia đ́nh Ken Morley người Australia, đến Hàng Châu năm 1980.
“Tôi vẫn nhớ như in ngày gặp anh ấy. Chúng tôi tới Tây Hồ ở Hàng Châu, rồi một cậu bé gầy g̣ xuất hiện và bắt chuyện bằng tiếng Anh”, David Morley, con trai của ông Ken, nhớ lại.
Cùng trang lứa, Mă Vân và David nhanh chóng kết bạn. Họ tán gẫu rồi hẹn gặp nhau hôm sau để chơi tṛ ném đĩa. Cũng từ cuộc gặp định mệnh ngày hôm đó, t́nh bạn giữa David và Ma bắt đầu, kéo dài hơn 30 năm về sau.
Jack Ma trong chuyến đi tới Australia năm 1985.
Gia đ́nh Australia trao đổi thư với Mă Vân bằng tiếng Anh. Họ thường để trống các ḍng trong thư để Mă Vân viết, sau đó sửa lỗi để giúp cậu bé Trung Quốc cải thiện khả năng ngôn ngữ.
“Cha tôi nhận thấy điều ǵ đó đặc biệt ở anh ấy”, David nói. Là một kỹ sư điện, ông Ken c̣n quay trở lại Trung Quốc nhiều lần và giúp Mă Vân rất nhiều trong thời gian ông dạy tiếng Anh tại trường đại học. Ông thậm chí c̣n giúp Mă mua căn hộ đầu tiên ở Hàng Châu.
Cùng với sự phát triển của Internet, những lá thư sửa lỗi tiếng Anh dần được thay thế bằng thư điện tử. David cho biết lá thư điện tử đầu tiên anh nhận được là từ Mă Vân.
Nền tảng tiếng Anh tốt đă giúp Mă Vân đến với giấc mơ Mỹ. Nhưng trước khi đặt chân tới xứ sở cờ hoa, chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Mă Vân là tới Australia, theo lời mời của gia đ́nh Morley. Đó là năm 1985. Trong chuyến đi này, gia đ́nh đă đưa Mă đi thăm thú nhiều địa điểm như công viên Taronga.
David Morley và Mă Vân ngày gặp lại.
Khi đă trở thành tỷ phú nổi tiếng Trung Quốc, Jack Ma vẫn giữ liên lạc với gia đ́nh người Australia. Tháng 9/2004, ông từng trở lại xứ sở kangaroo để thăm ông Ken, không lâu trước khi ông qua đời. Bức thư đầy xúc động của tỷ phú Trung Quốc được đọc trong tang lễ của người đàn ông đáng kính.
Để tỏ ḷng trân trọng t́nh bạn đặc biệt với gia đ́nh Morley, Jack Ma đă thành lập quỹ học bổng Ma & Morley Scholarship Program tại đại học Newcastle, nhằm truyền cảm hứng và hỗ trợ cho các nhà lănh đạo trẻ trong tương lai.
“Cha luôn nói rằng Jack là người đàn ông có thể xoay sở mọi việc. Theo ngôn ngữ hiện đại, tôi đoán mọi người sẽ nói anh ấy là người có khả năng kết nối rất tốt”, David nói về ông chủ Alibaba.
Sau này, Jack Ma đặt tên con trai là Kun, theo tên ông Ken.