Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc. Ông có một đội kỵ binh tinh nhuệ, gọi là “hổ báo kỵ”, dược chọn lọc rất kỹ càng. Tên gọi đó là do sức chiến đấu của họ cực mạnh, khi tác chiến dũng mănh như hổ báo vậy.
Tuy sách vở lịch sử ghi chép không nhiều, Tam Quốc chí cũng chỉ có ghi chép qua loa trong “Vơ Đế kư” và “Chư hạ hầu tào truyện”. Nói rằng lực lượng này là bộ đội tinh nhuệ của Tào Tháo là cũng có căn cứ. Theo Tam Quốc chí, phần “Ngụy thư” nói: “hổ báo kỵ do Thuần (tức Tào Thuần) đốc thúc, khắp thiên hạ kiêu nhuệ, có lẽ trăm người chọn một”.
Có thể thấy rằng, các thành viên của lực lượng này đều là trăm người chọn một, nói cường điệu một chút, trong binh lính thông thường người có thể làm tướng lĩnh th́ trong “hổ báo kỵ” chỉ có thể làm một binh sỹ b́nh thường. Có thể tưởng tượng một chút là khả năng chiến đấu mạnh mẽ của lực lượng này thuộc dạng hàng đầu trong quân đội 3 nước thời đó.
“Hổ báo kỵ” tác chiến dũng mănh, giống như hổ báo vậy cho nên mới gọi danh hiệu là “hổ báo kỵ”.
Theo dă sử, hổ báo kỵ sở dĩ dũng mănh vô địch là v́ quân đội trước hết chọn từ các phạm nhân tử tội, chỉ cần có một hy vọng sống th́ sẽ phấn khích toàn lực chiến đấu. Đánh trận nhiều, chỉ có kỵ binh nhẹ th́ rất khó đánh thắng cho nên huấn luyện một lực lượng tinh nhuệ, tố chất cao là rất cần thiết. Sau trận Quan Độ, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu đồng thời tiêu diệt hết tàn dư của Viên Thiệu, từ đó Tào Tháo ổn định cục diện thống nhất phương Bắc.
Muốn thống nhất cả nước Tào Tháo cần nhanh chóng có một quân đội mạnh để thực hiện dă tâm bá chủ. Lấy bộ binh tinh nhuệ làm đại biểu cho binh sỹ được huấn luyện tốt. Trong trận Ô Hoàn lấy Trương Liêu làm thống soái đánh bại kỵ binh Ô Hoàn, khiến hơn 20 vạn quân đối phương đầu hàng. Nhưng khi đó, binh sỹ kiêu dũng lại không có kỷ luật nghiêm minh. Do vậy Tào Tháo từng bước thải hồi những binh sỹ không đủ tiêu chuẩn, chiêu mộ kỵ binh trong các dân tộc thiểu số, những người này cưỡi ngựa giỏi, tác chiến tốt, dần dần h́nh thành lực lượng quân sự quan trọng.
Trong Chư hạ hầu tào truyện của Tam Quốc chí có ghi: “Nhân em Đôn, đốc hổ báo kỵ bao vây Nam B́”. Cụ thể là Tào Thuần em Tào Nhân đích thân thống lĩnh hổ báo kỵ tấn công Nam B́, Viên Đàm xuất chiến, bị hổ báo kỵ của Tào Thuần tiêu diệt.
Do là một lực lượng tác chiến quan trọng của quân đội, kỵ binh túc vệ trong hổ báo kỵ binh đều là tử đệ thân thích. Tam Quốc chí nói thống lĩnh của hổ báo kỵ nổi tiếng có 8 vị là: Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Thuần, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Hưu, Hạ Hầu Thượng.
Kỵ binh hổ báo kỵ giỏi về tác chiến bôn tập, chủ yếu dùng đánh chính diện. Những kỵ binh này đều thể chất mạnh mẽ, trung thành, sức chiến đấu cao.
V́ lực lượng hổ báo kỵ ít được ghi chép cho nên trở thành một lực lượng bí mật, nhưng không dễ bỏ qua. Bởi v́ thống lĩnh của lực lượng này đều là người thân thuộc của Tào Tháo. Họ không bao giờ chịu sự quản chế của bất kỳ ai khác dù cho người đó là một mưu sĩ sủng thần.