Vietbf.com - Quyền thần khét tiếng không sợ trời không sợ đất như Đổng Trác phải kinh hăi mà phải bỏ của chạy lấy người, chỉ v́ 1 đồ vật tưởng chừng như vô hại ấy lại, sau khi Đổng Trác dẫn cả binh đoàn đi vào trộm mộ vua Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Trộm mộ là hiện tượng xuất hiện gần như đồng thời với sự nảy sinh của văn hóa mộ táng tại Trung Quốc và nhiều lần được sử liệu ghi lại. Tuy nhiên, những ghi chép về một vài vụ trộm mộ quy mô lớn mới chỉ có từ cuối thời kỳ Đông Hán.
Trong số những mộ tặc khét tiếng thời kỳ này, không thể không kể tới hai nhân vật nổi tiếng từng nắm trong tay cả "binh đoàn" chuyên đi đào mộ. Đó chính là Tào Tháo và Đổng Trác.
Về các phi vụ trộm mộ của Đổng Trác, nổi tiếng hơn cả là sự kiện mà viên quan này đem theo quân Tây Lương xâm phạm lăng mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Tuy nhiên điều kỳ lạ nằm ở chỗ, sau khi tiến vào ngôi mộ cổ ấy, Đổng Trác đă gặp phải một việc vô cùng đáng sợ. Sự việc này thậm chí đă khiến ông phải lập tức đem các binh sĩ của ḿnh tháo chạy khỏi nơi an nghỉ của Hán Vũ Đế.
Liệu rằng điều ǵ trong ngôi mộ cổ hoàng gia ấy đă khiến một kẻ "không sợ trời, không sợ đất" như Đổng Trác phải kinh hoảng tới vậy?
Binh đoàn trộm mộ tập hợp toàn quân tinh nhuệ dưới trướng Đổng Trác
Đổng Trác và Lữ Bố từng thực hiện nhiều phi vụ trộm mộ để vơ vét bảo vật. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).
"Hậu Hán thư" trong phần "Đổng Trác liệt truyện" từng ghi lại việc viên quan họ Đổng này hạ lệnh cho Lữ Bộ đi lấy trộm bảo vật trong mộ cổ.
Về việc Đổng Trác trộm mộ, dân gian lưu lại không ít giai thoại. Hầu hết các giai thoại đó đều đề cập tới một binh đoàn tinh nhuệ dưới trướng nhân vật này.
Nhưng điều đáng nói nằm ở chỗ, binh đoàn này không chỉ theo Đổng Trác nam chinh bắc chiến để gây dựng sự nghiệp mà c̣n sẵn ḷng theo ông ta xâm phạm nơi yên nghỉ của những người đă khuất để t́m kiếm bảo vật.
Đội quân tập hợp toàn binh sĩ tinh nhuệ ấy chính là Tây Lương quân khét tiếng một thời.
Theo "Hậu Hán thư", Đổng Trác từ nhỏ đă hành tẩu giang hồ, bôn ba khắp chốn. Cho nên việc viên quan này lại làm ra hành động như trộm mộ cũng không phải điều hiếm lạ.
Đổng Trác thời niên thiếu tính t́nh hào sảng, mạnh mẽ, kết thân với không ít huynh đệ giang hồ, thậm chí đă từng nhiều lần được chỉ định xuất chinh đánh Khương tộc.
Trong quá tŕnh chinh chiến suốt những năm tháng tuổi trẻ, Đổng Trác từ sớm đă bắt đầu tích lũy lực lượng cho ḿnh. Đội quân Tây Lương ra đời cũng từ đó.
Viên quan họ Đổng này khi ra trận vô cùng hung hăn, xuống tay hết sức tàn nhẫn. Đội quân tinh nhuệ dưới trướng Đổng Trác thừa hưởng toàn bộ tính cách quân phiệt từ chủ tướng.
Nếu so về năng lực tác chiến, quân đội chính quy của Hán triều lúc bấy giờ hay binh lính trong các gia tộc nhiều đời làm quân binh vẫn thua xa so với binh đoàn dưới trướng Đổng Trác.
Năm xưa thủ hạ của Đổng Trác có thể dễ dàng đánh hạ Tôn Kiên, Tào Tháo cũng đều nhờ vào Tây Lương quân. Bất luận là về tư chất của mỗi binh sĩ hay tài năng của các thống soái, đội quân này hoàn toàn "ăn đứt" những binh đoàn trong tay đối thủ.
Nhờ nắm giữ trong tay ít tàn binh của quân Tây Lương, Lữ Bố đă chiếm được nhiều ưu thế trong những cuộc giao tranh tại Trung Nguyên trước thời Tam Quốc. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Xuất phát từ những lư do trên, việc Đổng Trác đem đội quân tinh nhuệ nhất của ḿnh tiến vào những lăng mộ đầy rẫy cạm bẫy cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, lăng mộ hoàng tộc vốn là nơi thiết lập vô số cơ quan mật, nguy hiểm trùng trùng lớp lớp. Chỉ cần sơ ư một chút, Đổng Trác và quân Tây Lương hoàn toàn có thể "một đi không trở lại".
Vậy đâu là lư do khiến Đổng Trác phải mạo hiểm tính mạng của bản thân và đoàn quân thân tín của ḿnh để tiến vào lăng mộ của Hán Vũ Đế?
Đổng Trác và binh đoàn tinh nhuệ phải "bỏ của chạy lấy người" v́ một chiếc khăn lụa
Theo giai thoại dân gian, Đổng Trác liều mạng xông vào nơi an nghỉ của Hán Vũ Đế vốn không phải v́ bảo vật đáng tiền nào. Mục đích thực sự của viên quan họ Đổng trong phi vụ trộm mộ lần ấy lại chỉ là t́m kiếm một bài thuốc cho cháu gái.
Sinh thời, Đổng Trác vô cùng yêu thương người cháu gái này. Chỉ tiếc rằng vị tiểu thư ấy từ khi ra đời đă không may mắc phải bệnh câm.
Văn hóa mộ táng của người Trung Hoa cổ đại luôn hy vọng linh hồn người chết có thể nhận được đăi ngộ như lúc c̣n sống. V́ vậy mộ cổ của một số Hoàng đế, quư tộc thường chôn theo nhiều sách quư, trong đó có cả y thư.
Tương truyền rằng, ngôi mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệu có cất giấu nhiều bài thuốc đă thất truyền. Trong số đó có một phương thuốc quư chuyên trị bệnh câm.
Đó cũng là lư do Đổng Trác liều mạng đem đội quân tinh nhuệ nhất của ḿnh xâm nhập vào nơi này.
Theo dân gian, Đổng Trác xâm phạm mộ Hán Vũ Đế để t́m y thư chữa bệnh cho cháu gái. (Ảnh minh họa: Nguồn lishiquwen.com).
Thế nhưng vừa mới tiến vào mộ huyệt không lâu, Đổng Trác lại nh́n thấy một vật. Chính thứ ấy đă khiến nhân vật này vô cùng sợ hăi và vội vàng rút lui.
Giai thoại dân gian truyền lại, thứ khiến kẻ "không sợ trời không sợ đất" như Đổng Trác phải thất kinh lại là một chiếc khăn tay trong mộ Hán Vũ Đế.
Điểm đặc biệt nằm ở chỗ, chiếc khăn tay này có thêu một câu đồng dao mà viên quan họ Đổng vô cùng kiêng kỵ.
Bài đồng dao này được lưu truyền kể từ thời Hán Hiến Đế. Thành Trường An thời bấy giờ lại rất nhiều trẻ em, đi đâu cũng có thể nghe thấy.
Trong bài đồng dao ấy, có một câu viết rằng: "Thiên lư thảo, thập nhật bốc" (千里草, 十日卜).
Nhiều người không tinh ư sẽ cho rằng đó chỉ là một câu hát b́nh thường. Tuy nhiên nếu dùng chiết tự phân tích, các chữ Hán trong câu này vừa vặn hợp thành một cái tên. Đó chính là hai chữ "Đổng Trác" (董卓).
Mỗi khi nghe thấy câu đồng dao này, Đổng Trác đều cho rằng câu hát bâng quơ ấy thực chất đang ám chỉ ông ta có mưu toan nổi dậy để đoạt quyền.
Bài đồng dao này c̣n có đôi câu: "Hà thanh thanh, bất đắc sinh" được cho là ngầm chỉ cuộc nổi dậy của Đổng Trác chỉ bùng lên trong chốc lát rồi sẽ bị dập tắt.
Dù đă dẫn cả binh đoàn toàn quân tinh nhuệ đi theo, nhưng Đổng Trác vẫn không khỏi kinh sợ khi bước vào nơi an nghỉ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Mặc dù bài đồng dao kia đă được lưu truyền đă lâu, nhưng chung quy vẫn chỉ là đôi ba câu hát ngoài đường phố, v́ sao lại được thêu trên khăn lụa?
Điều khiến Đổng Trác càng thêm hoảng sợ là bởi bài đồng dao kia mới có từ thời Hán Hiến Đế (vị vua thứ 14 nhà Đông Hán), nay lại đột nhiên xuất hiện trong ngôi mộ của Hán Vũ Đế (vị vua thứ 7 của nhà Hán).
Hơn nữa sao có thể trùng hợp đến nỗi chiếc khăn lụa thêu câu đồng dao đầy ám chỉ này lại được chính mắt Đổng Trác nh́n thấy?
Ngay sau khi nh́n thấy chiếc khăn lụa với những câu chữ đầy ám chỉ ấy, Đổng Trác đă khiếp sợ tới nỗi vội vă dẫn đội quân của ḿnh lập tức rút lui.
Giai thoại về lần trộm mộ bất thành này của Đổng Trác đă được dân gian lưu truyền suốt nhiều đời. Cho tới ngày nay, hậu thế vẫn chưa thể kiểm chứng tính thực hư của câu chuyện này.
Thế nhưng hết thảy những điều trùng hợp đến kỳ lạ ấy đều phản ánh một sự thật: Đổng Trác từ sớm đă có mưu đồ phản phúc cho nên mới "có tật giật ḿnh" tới nỗi thần hồn nát thần tính.