Hôm thứ Tư, ngày 3 tháng 4, tổng thống Donald Trump đă quyết định chống lại việc bán hàng giả qua thị trường trực tuyến (online) như Alibaba, Amazon và eBay. Đây là một ngành buôn bán gây tổn hại cho người tiêu thụ lên đến $500 tỉ đô-la.
Tổng thống Trump đă kư một văn thư yêu cầu Bộ Nội An (Department of Homeland Security) và các cơ quan liên bang, trong ṿng bảy tháng, lập một kế hoạch để thu thập dữ liệu trong phạm vi của vấn đề - bán hàng giả trên thị trường trực tuyến - và đề nghị phương thức ngăn chặn.
Peter Navarro, giám đốc của hội đồng thương mại quốc gia của Phủ Tổng Thống (White House), cho biết tổng thống đă quyết định " xóa sạch sự hỗn loạn trong việc buôn bán hàng giả. "
Ông Navarro cho biết khi người tiêu thụ đặt mua sản phẩm trực tuyến, "trừ khi đặt mua trực tiếp từ hăng chính, 50% sản phẩm nhận được sẽ là hàng giả."
Vấn nạn này liên quan đến tất cả mọi thứ, từ giày dép kém phẩm chất đến các loại thuốc nguy hiểm và ma túy, ông nói.
Ông Navarro cho biết, trong luật pháp hiện nay, các công ty trên thị trường trực tuyến (Thị trường thứ ba - Third-party marketplace) không có trách nhiệm pháp lư đối với các sản phẩm giả, và cơ quan Hải Quan và Biên pḥng liên bang không có đủ nhân sự để kiểm soát vấn đề này.
Ông Navarro nói "Đây là một phát súng cảnh cáo (warning shot) cho tất cả những ai bán hàng giả. Nếu không tự làm sạch nó, chính phủ sẽ làm."
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây rằng ông Peter Navarro là tác giả của quyển "Death by China - Chết bởi Trung Cộng".
oOo
Nhân đây, chúng ta hăy thử t́m hiểu thêm về hàng giả (Counterfeit consumer goods).
Theo định nghĩa th́ hàng giả là các loại hàng, thường có phẩm chất kém, được sản xuất hoặc bán dưới tên thương hiệu của người khác mà không có sự cho phép của chủ thương hiệu. Bởi vậy bán hàng giả có thể bị xem là vi phạm nhăn hiệu (trademark), bằng sáng chế (patent) hay bản quyền (copyright).
Theo báo cáo của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD), trong năm 2013, hàng giả chiếm từ 5 đến 7% thị trường hàng hóa trên thế giới, và trong năm 2014 đă làm thiệt hại khoảng 2.5 triệu việc làm trên thế giới, trong số đó có khoảng 750,000 việc làm bị mất ở Hoa Kỳ. Khoảng 5% hàng hóa nhập cảng vào Liên Minh Châu Âu năm 2013 là hàng giả. Ngay cả các nước kém phát triển như Ấn Độ và Việt Nam cũng tràn ngập hàng giả.
Nói đến hàng giả là nói đến Trung Cộng, và thị trường tiêu thụ hàng giả lớn nhất trên thế giới là Hoa Kỳ.
Theo thống kê th́ các quốc gia bị ảnh hưởng về hàng giả nặng nhất trong năm 2013:
United States (20%)
Italy (15%)
France (12%)
Switzerland (12%)
Japan (8%)
Germany (8%)
All others (6%)
United Kingdom (4%)
Luxembourg (3%)
Finland (2%)
Other (10%)
Và nguồn gốc của quốc gia chế tạo hàng giả:
China (63.2%)
Hong Kong (21.3%)
Turkey (3.3%)
Singapore (1.9%)
Thailand (1.6%)
India (1.2%)
Morocco (.6%)
UAE (.5%)
Pakistan (.4%)
Egypt (.4%)
Other (5.6%)
Theo báo thương mại Forbes, năm 2018, hàng giả là doanh nghiệp tội phạm lớn nhất thế giới. Doanh thu của hàng giả và hàng lậu tổng cộng là 1.7 ngh́n tỷ (trillion) đô-la mỗi năm, nhiều hơn cả ma túy và buôn bán người. Dự kiến sẽ tăng lên 2.8 ngh́n tỷ đô-la và thiệt hại 5.4 triệu việc làm vào năm 2022. Theo bản Báo Cáo Về Hàng Giả (The Counterfeit Report), "Trung Cộng là quốc gia sản xuất 80% hàng giả trên thế giới và chúng ta (dân chúng Mỹ) vẫn không tỏ ư chống hàng hóa Trung Cộng. Dù vô t́nh hay cố ư để phá hoại nền kinh tế Hoa Kỳ, chúng ta vẫn mua khoảng từ 60% đến 80 % sản phẩm của Trung Cộng."
Bản báo cáo này viết:
Các công ty (Hoa Kỳ) đă chi hàng triệu hoặc hàng tỷ đô-la để tạo dựng thương hiệu và danh tiếng, và họ đang bị phá hủy hoàn toàn bởi hàng giả của Trung Cộng. Điều này khiến dân chúng mất tin tưởng vào sản phẩm của Hoa Kỳ. Các nhà buôn, trung tâm thương mại, các tiệm bán lẻ đang đóng cửa và chúng ta đang trở thành khách hàng của hai công ty độc quyền Walmart và Amazon.
Tại Hoa Kỳ, mặc dù đă có những nỗ lực phối hợp của Hải Quan và Biên Pḥng để ngăn chặn ḍng hàng giả vào Hoa Kỳ, số lượng hàng giả bị bắt giữ từ năm 2012 đến 2016 đă tăng 38%. Trong một cuộc khảo sát thử nghiệm của Văn Pḥng Trách Nhiệm Của Chính Phủ (Government Accountability Office - GAO) về các mặt hàng khác nhau, mang tên của các thương hiệu lớn, được mua trên thị trường trực tuyến th́ 43% sản phẩm nhận được là hàng giả.
Tổng trị giá của hàng giả ở Hoa Kỳ trong năm 2016 lên tới 600 tỷ đô-la. Một báo cáo năm 2017 của Ủy Ban Kiểm Tra về Trộm Cắp Tài Sản Trí Tuệ Của Hoa Kỳ (the Commission on the Theft of American Intellectual Property), tuyên bố rằng Trung Cộng và Hồng Kông chiếm 87% hàng giả bị tịch thu ở Hoa Kỳ, và tuyên bố rằng chính phủ Trung Cộng khuyến khích trộm cắp tài sản trí tuệ. Vào tháng 3 năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đă kư một sắc lệnh hành pháp (executive order), trong đó bảo đảm thực thi pháp luật kịp thời và hiệu quả để bảo vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ đối với hàng giả nhập cảng.
Trong bản báo cáo của Văn Pḥng Trách Nhiệm Của Chính Phủ năm 2018, th́ có khoảng 79% dân Mỹ mua hàng trực tuyến. Rất nhiều sản phẩm giả đủ loại được bán trực tuyến bởi Amazon, Walmart, eBay, Sears và Newegg, với tổng trị giá khoảng 1.7 ngh́n tỉ đô-la, và sẽ lên đến khoảng 4 ngh́n tỉ đô-la vào năm 2020. Theo luật lệ hiện hành th́ các công ty bán hàng trực tuyến không có trách nhiệm pháp lư đối với các sản phẩm giả.
Hàng giả gồm đủ loại như giày thể thao, quần áo, đồng hồ, nữ trang, đồ gia dụng, điện tử (computer, điện thoại di động, ...), video hay DVD phim ảnh hoặc âm nhạc, đồ chơi của trẻ con, mỹ phẩm, rượu, thuốc lá và cả sản phẩm cung cấp cho quân đội.... Nguy hiểm hơn cả là các loại thuốc trụ sinh và thực phẩm. Thí dụ như năm 2008 dân chúng đă "hoảng sợ" khi giới truyền thông loan tin về sự phát hiện sữa của Trung Cộng đă bị dùng hóa chất "melamine" để làm tăng lượng protein, khiến hơn 900 trẻ sơ sinh nhiễm độc phải đưa vào bệnh viện, với sáu em bị thiệt mạng.
Thái Lan có một Viện Bảo Tàng Hàng Giả (Museum of Counterfeit Goods) trưng bày hơn 4,000 đồ vật trong 14 danh mục khác nhau như vi phạm nhăn hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền. Viện bảo tàng lâu đời nhất của loại này là ở Paris và được biết đến với tên Musée de la Contrefaçon.
Để tạm kết luận, chúng tôi xin trích một câu trong bản báo cáo của Văn Pḥng Trách Nhiệm Của Chính Phủ "Hơn một phần ba (34%) những người mua hàng trực tuyến hiểu ra rằng họ bị lừa gạt từ hai đến ba lần, và 11% cho biết họ mua phải hàng giả từ ba đến năm lần." Lư do rất đơn giả là giá rẻ hoặc tin vào những lời quảng cáo như "giá đặc biệt trong ngày", "đại hạ giá trong dịp lễ", ... Thảo nào ông bà ta vẫn thường nói "Của rẻ là của ôi."
Lâm Viên