7/16/19
Trên BBC có đăng ư kiến của ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CSIS) ở Sài g̣n, về vụ tàu nghiên cứu địa chất của TQ được tàu hải cảnh TQ hộ vệ, hoạt động thăm ḍ địa chấn trên vùng biển (và thềm lục địa) thuộc khu vực, nói là “băi Tư Chính”. Ông Phương cho rằng “Việc chính phủ Việt Nam, và truyền thông ḍng chính Việt Nam không đề cập ǵ là chuyện b́nh thường”.
Khu vực băi Tư Chính. Ảnh: FB Phạm Quang Tuấn
Bỏ qua những “lấn cấn” về địa điểm tàu TQ khảo sát địa chấn. Ông Phương nói là thuộc vùng băi Tư Chính (mà điều này không thể kiểm chứng và ông Phương cũng không đưa ra vị trí cụ thể nào khác).
Nếu ta căn cứ trên bản đồ của Ryan Martinson th́ vùng khảo sát địa chấn của tàu nghiên cứu TQ rất rộng lớn, ngoài khơi Phan Thiết, bao gồm bồn trũng Tư Chính – Vũng Mây, kéo dài về phía bắc cho tới bồn trũng Phú Khánh. (Diện tích ước lượng hàng chục ngàn hải lư vuông).
Toàn bộ vùng khảo sát, thẩm định trên bản đồ của R. Martinson, đều nằm trong ṿng 200 hải lư, thuộc hải phận kinh tế độc quyền của VN.
Tôi cho rằng việc VN im lặng trước sự việc này là điều “bất b́nh thường”.
Theo qui định Luật Biển 1982 (điều 77 khoản 2), VN là quốc gia “độc quyền” về các quyền thuộc chủ quyền khu vực biển và thềm lục địa (theo bản đồ) này. Không một quốc gia nào có thẩm quyền khảo sát, thăm ḍ hoặc khai thác vùng này nếu không có sự đồng ư của VN.
VN giữ thái độ “im lặng”, thứ nhứt đồng nghĩa với việc từ bỏ (hay chuyển nhượng) chủ quyền của VN cho TQ. Thứ hai, chính phủ VN, thông qua bộ Ngoại giao, đă không làm tṛn bổn phận làm rơ và bảo vệ quyền và lợi ích của VN trước dư luận quốc tế.
Trong khi trước luật và tập quán quốc tế, thái độ “im lặng” của quốc gia trước một vấn đề cần phải tỏ thái độ, có nghĩa là “đồng thuận” (với hành vi của phía bên kia).
Trương Nhân Tuấn