Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020. Sẽ đảm nhận vai tṛ lănh đạo của ASEAN trong hội nghị cấp cao đặc biệt giữa Mỹ và Asean. Trong chuyến đi này, Thủ tướng Phúc sẽ có cơ hội gặp Tổng thống Mỹ.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, nhiều khả năng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng tới khi Hoa Kỳ và 10 quốc gia ASEAN đang lên kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt vào ngày 14/03 tại thành phố Las Vegas.
Theo đó, bất chấp những lo ngại về sự bùng phát của dịch virus corona mới (Covid-19), Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Mỹ vẫn sẽ được tổ chức vào cuối tuần thứ hai của tháng 3 tại Las Vegas (tức từ 12-14/3).
Đây là sự kiện có ư nghĩa quan trọng nhằm tăng cường quan hệ ASEAN-Mỹ vào thời điểm mà các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa Washington và một số đồng minh truyền thống trong khu vực.
Tổng thống Trump đă tham dự cuộc họp thường niên với các nhà lănh đạo ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2017 nhưng không tham dự các hội nghị thượng đỉnh thường niên vào năm 2018 và 2019.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, ASEAN hiện là trung tâm của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương tự do và cởi mở, hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là cơ hội để tái khẳng định mối quan hệ đối tác lâu dài và cam kết đối với các nguyên tắc chung và tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh của ASEAN-Mỹ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi về việc liệu sẽ có cuộc họp song phương nào giữa lănh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao này hay không.
Các nhà phân tích cho rằng, một hội nghị thượng đỉnh duy nhất khó có thể giải quyết đầy đủ các mối quan tâm chính sách thực sự từ các quốc gia trong khối ASEAN nhưng cuộc gặp gỡ là một bước tích cực để sửa chữa các mối quan hệ.
Do đó, đây là một nỗ lực cần thiết của Chính phủ Mỹ để sửa chữa những tổn thương ở Đông Nam Á sau khi Tổng thống Trump bỏ qua hai hội nghị thượng đỉnh Đông Á liên tiếp vừa qua.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với các nhà lănh đạo ASEAN.
Vào giữa tháng 2/2016, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đă tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nhà lănh đạo ASEAN tại Sunnylands, California, nơi được coi là nâng tầm mối quan tâm đối với Đông Nam Á trong chính sách của Mỹ.
Ông Alexander Feldman, Chủ tịch & Giám đốc điều hành Hội đồng Thương mại Mỹ-ASEAN, cho biết trong một bản tin: “Việt Nam sẽ lănh đạo các nước ASEAN trong Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ – ASEAN vào giữa tháng 3.”
Trang Nikkei dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết lănh đạo năm nước gồm Việt Nam, Lào, Singapore, Campuchia, và Thái Lan xác nhận sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Las Vegas.
Vào tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Thái Lan, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói rằng trên cương vị nước Chủ tịch ASEAN 2020, ông khẳng định Việt Nam cam kết ủng hộ và sẽ thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Mỹ.
Theo bản tin của VOA, các cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các nhà lănh đạo ASEAN cũng đang được lên kế hoạch.
Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 25/02 cho biết rằng Tổng thống Trump đă mời các nhà lănh đạo Đông Nam Á đến dự Hội nghị Cấp cao tại thành phố Las Vegas.
Bức thư mời của tổng thống Trump gởi các lãnh đạo ASEAN mà Cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O’Brien đọc trong cuộc họp hôm 04/11/2019 ở Thái Lan nói rằng Hội nghị Cấp cao đặc biệt sắp tới sẽ là “một cơ hội thật tốt” để Mỹ và ASEAN “mở rộng và tăng cường hợp tác trên các vấn đề có tầm quan trọng to lớn,” theo The Diplomat.
Trang Nikkei dẫn một nguồn tin cho biết chính quyền của Tổng thống Trump sẽ thảo luận về các dự án phát triển con người, trong bối cảnh có tin loan rằng các vấn đề an ninh và Biển Đông cũng sẽ là một trong những chủ đề sẽ được bàn thảo tại Hội nghị lần này.
Tại cuộc họp đầu tiên năm 2020 của Ủy ban ASEAN ở thủ đô Washington hôm 24/02, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc và các đại sứ ASEAN khác đă thảo luận việc chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Las Vegas vào tháng 3 tới.
Năm 2019 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 đă thành công tốt đẹp, cho thấy sự đoàn kết của ASEAN, kể cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự các hội nghị và có ứng xử ngoại giao không phù hợp.
Ngày 30/10/2019, Nhà Trắng ban hành một tuyên bố chính thức, cho biết Trợ lư Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia Robert O’Brien sẽ là đặc phái viên của Tổng thống Trump dự các Hội nghị Cấp cao tại Bangkok.
Trước đó, Thái Lan – nước Chủ tịch ASEAN đă phải thực hiện một số bước đi ngoại giao khẩn cấp ngay khi có thông tin rằng cả Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều không tham dự các hội nghị.
Bangkok lập tức thông báo cho Nhà Trắng rằng chưa bao giờ có một thành viên cấp thấp và không phải là thành viên nội các được chỉ định tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN.
Năm 2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đă thay thế ông Trump tham dự các Hội nghị tại Singapore.
Nhiều người đă tỏ ra thất vọng v́ Washington tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế mà rất có thể nhiều quốc gia khác trên thế giới sẽ “bắt chước“.
Một Ngoại trưởng ASEAN đă kêu gọi Thái Lan hủy Hội nghị Cấp cao Mỹ – ASEAN lần thứ 7 nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới ông Trump.
Các Bộ trưởng khác c̣n lo ngại rằng nếu ASEAN không cương quyết hơn, ông Trump có thể sẽ cử các quan chức cấp thấp hơn nữa tới các Hội nghị Cấp cao trong tương lai.
Trong khuôn khổ Cấp cao ASEAN 35 vừa qua, ông Robert O’Brien khiến mọi người ngạc nhiên khi đọc bức thư của Tổng thống Trump, mời các nhà lănh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt với Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2020.
Ông Trump muốn gặp các nhà lănh đạo ASEAN nhưng ông đă thất bại ngay từ bước đầu tiên.
Trái ngược với Tổng thống Trump, cựu Tổng thống Barack Obama chính là người đă đặt nền tảng tốt cho quan hệ Mỹ – ASEAN trong nhiệm kỳ của ḿnh.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Mỹ tại Malaysia năm 2015, ông Obama đă có động thái chưa từng có tiền lệ và rất đáng hoan nghênh, đó là đích thân mời các nhà lănh đạo ASEAN tham dự Thượng đỉnh Đặc biệt Mỹ – ASEAN mà sau đó diễn ra tại Sunnylands, California vào tháng 2/2016.
Lần này, trước lời mời của Tổng thống Trump, các nhà lănh đạo ASEAN vẫn chưa đưa ra câu trả lời và đang cân nhắc kỹ lưỡng.
Nhiều nhà lănh đạo ASEAN cho rằng, cách ứng xử của Mỹ tại Cấp cao ASEAN vừa qua đă khiến Mỹ trở thành “người thua cuộc lớn nhất” khi hầu hết các nhà lănh đạo Đông Á đều chú trọng tới việc làm sâu sắc và mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi với ASEAN.
Đảm nhiệm vai tṛ Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ Mỹ – ASEAN. Năm 2020, hai nước sẽ kỷ niệm 25 năm b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đă tới Việt Nam hai lần, dự Hội nghị Cấp cao APEC tháng 11/2017 và Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 vào tháng 2/2019.
Sẽ vẫn c̣n nhiều việc phải làm để thúc đẩy quan hệ Mỹ – ASEAN, các nhà lănh đạo ASEAN cũng cần phải nhất trí về các chủ đề thảo luận với Mỹ.
Ông Trump đă thất bại trong việc thảo luận trực tiếp về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương với các nhà lănh đạo ASEAN và sáng kiến “Mạng lưới các điểm xanh” (Blue Dot Network) mà ông O’Brien đề xuất cũng c̣n khá mơ hồ.
Hiện tại, Mỹ vẫn chưa bổ nhiệm Đại sứ tại ASEAN – vị trí bị bỏ trống gần 3 năm qua.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian là nhân tố quan trọng làm nên thành công của Thượng đỉnh Đặc biệt Mỹ – ASEAN đầu tiên, góp phần đưa quan hệ ASEAN – Mỹ lên tầm cao mới.
Ông Obama đă tin vào tiềm năng của ASEAN với vị thế như một “người chơi” toàn cầu với dân số khoảng 655 triệu người.