04/16/20
Đúng thời điểm gần dịp kỷ niệm 75 năm thành lập (ngày 24-10), Liên Hiệp Quốc (UN) đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Vai tṛ và chức năng của tổ chức quốc tế này ngày một suy yếu. Cuộc khủng hoảng đại dịch cho thấy UN trở nên lỏng lẻo, rời rạc và mất phương hướng như thế nào…
Ngày 15-4, UN quyết định không bắt tay với hăng viễn thông Tencent Holdings của Trung Quốc để được cung cấp dịch vụ videoconferencing và tin nhắn phục vụ dịp UN tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày thành lập. Nếu không bị sức ép Mỹ cũng như nhiều tổ chức nhân quyền, Tencent sẽ ôm gói thầu béo bở này. Ngày 30-3-2020, UN đă gây cơn băo chính trị khi loan bố Tencent là nhà cung cấp dịch vụ cho UN dịp 75 năm thành lập, nhằm đưa sự kiện đến “hàng triệu người trên toàn cầu, có thể nghe được những suy nghĩ về những ǵ mà thế giới sẽ trở thành trong 25 năm tới, về những ǵ mà hợp tác quốc tế đóng góp để giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu và các trận đại dịch như coronavirus”.
Tại sao chọn Tencent? UN nói rằng Google Hangouts hay Facebook không thích hợp cho một sự kiện quốc tế như lễ kỷ niệm 75 năm thành lập v́ những dịch vụ này bị chặn tại Trung Quốc, trong khi UN muốn chương tŕnh càng được lan rộng càng tốt. Theo hợp đồng, UN sử dụng các nền tảng của Tencent, từ VooV Meeting, WeChat Work đến mạng phiên dịch tự động. Thật khó có thể tưởng tượng UN không ư thức được rằng Tencent không chỉ là sân sau của bộ máy cộng sản Trung Quốc mà c̣n là “tay sai” đắc lực của Bắc Kinh với chính sách kiểm duyệt hầu bịt tai và bịt miệng hàng triệu người dân Trung Quốc. WeChat của Tencent đă kiểm duyệt thông tin dịch bệnh tại Trung Quốc từ tháng 12-2019.
Chi phí cho gói thầu (dự kiến) của Tencent với UN nằm trong ngân sách tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm. Trong ngân sách chương tŕnh với hơn 7,6 triệu USD, có hơn 3 triệu USD từ Đức, Pháp, Iceland, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Các tổ chức đóng góp gồm Bill & Melinda Gates Foundation, Ford Foundation, Open Society Foundations, và United Nations Foundation (với tổng cộng gần 4,5 triệu USD). Phần ḿnh, Trung Quốc góp khoảng 300.000 USD; trong khi đó, Mỹ không góp đồng nào (Foreign Policy 15-4-2020).
Câu chuyện Tencent là một trong những ví dụ cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với UN. Trong khi đó, hoạt động UN ngày càng chệch choạc. Các thành viên UN không gắn kết và làm việc trên tinh thần một cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ những vấn đề thế giới. Nhiều năm nay, UN gần như không có vai tṛ ǵ đối với các vấn đề lớn như Syria, Iran, Bắc Hàn…
Cho đến nay, từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch cúm Vũ Hán là đại dịch toàn cầu vào ngày 11-3-2020, UN vẫn thể hiện như một h́nh ảnh có tính biểu tượng.
Pháp là nước đầu tiên đề nghị một nghị quyết chung kêu gọi thế giới ngưng chiến tranh để cùng t́m giải pháp chống dịch. Ư kiến này sau đó đóng băng sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson nhập viện v́ nhiễm coronavirus. Tiếp đó, Estonia – một trong 10 thành viên không thường trực Hội đồng bảo an (UNSC) – kêu gọi UNSC ra tuyên bố rằng trận đại dịch “có thể trở thành hiểm họa đối với an ninh và ḥa b́nh quốc tế”. Tuy nhiên, ư kiến Estonia bị Nam Phi phản bác, v́ “không liên quan đến UNSC”.
Lập luận Nam Phi được Trung Quốc ủng hộ, cho rằng vấn đề dịch bệnh đă có WHO lo. Tại sao Trung Quốc tránh né? Có lẽ Bắc Kinh không muốn bị các nước đối chất vấn đề xử lư dịch bệnh của họ trên diễn đàn UN.
Ngày 3-4-2020, Tổng thư kư UN António Guterres, trong buổi họp báo trực tuyến, đă kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay chống dịch. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông lọt thỏm giữa những rối ren mà các quốc gia đối mặt.
Trước đó một ngày, sáu nước – Ghana, Indonesia, Liechtenstein, Na Uy, Singapore, và Thụy Sĩ – ủng hộ một nghị quyết Đại hội đồng UN kêu gọi “tăng cường hợp tác quốc tế để khống chế và đánh gục” coronavirus (nhân dịp này, Nga tranh thủ đưa ra một nghị quyết kêu gọi chấm dứt tất cả các cuộc cấm vận và không cần thông qua UNSC; “sáng kiến” này bị bác).
Tuy nhiên, nghị quyết Đại hội đồng thường có tính h́nh thức (so với các nghị quyết UNSC vốn đưa ra cụ thể chương tŕnh hành động) và do vậy nó gần như cũng không mang lại giá trị ǵ.
Thật ra không phải đến bây giờ mới UN mới rơi vào t́nh trạng khủng hoảng. Từ thời Bill Clinton đến George W. Bush, UN đă dính hết scandal này đến scandal khác.
Năm 2004, thượng nghị sĩ Mỹ Norm Coleman từng viết trên Wall Street Journal, yêu cầu Tổng thư kư Kofi Annan từ chức, sau khi xảy ra vụ con trai ông Kofi – Kojo Annan – bị cáo buộc tham nhũng liên quan Chương tŕnh đổi dầu lấy lương thực Iraq. Vụ tai tiếng này không chỉ dính dáng con trai ông Kofi Annan mà c̣n cả người nhà cựu Tổng thư kư UN Boutros Boutros-Ghali. Đó là chưa kể nhiều vụ cáo buộc quấy rối t́nh dục của lực lượng Beret xanh UN.
Vấn đề UN ngày càng cho thấy rơ rằng, bất luận cơ chế quốc tế nào cũng cần điều chỉnh, đặc biệt cấu trúc. Nếu không thay đổi cấu trúc, khó có thể thay đổi đường lối hành động.
Trong thực tế, việc cải tổ UN đă được đề cập không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn ́ ạch dậm chân tại chỗ. Phác thảo kế hoạch cải tổ từng đệ tŕnh lên Kofi Annan đầu tháng 12-2005, chủ yếu với ư tưởng ủng hộ mở rộng UNSC.
Công thức năm quốc gia thường trực UNSC – kiểu mẫu sắp xếp trật tự thế giới thời hậu Thế chiến thứ hai – đă trở nên lạc hậu, khi Đức lẫn Nhật không c̣n là mối đe dọa cho an ninh toàn cầu, mà ngược lại, họ là một phần của xương sống kinh tế thế giới. Trong khi đó, khái niệm quyền lực cũng đă chuyển dịch. Cần nhắc lại, lần mở rộng UNSC “gần đây nhất” là năm 1963 (từ 11 lên 15 thành viên).
Trung Quốc là nước phản đối gay gắt nhất việc cải tổ-mở rộng UNSC v́ nếu điều này được thực hiện, Nhật gần như chắc chắn được bầu vào vị trí thành viên thường trực.
Tháng 4-2005, khi cuộc thảo luận mở rộng UNSC trở thành đề tài nóng, hàng chục ngàn người Trung Quốc đă được kích động và giật dây để tràn xuống đường tại nhiều thành phố lớn nước này, thể hiện “sự bất b́nh” bằng cách chửi bới và ném đá vào văn pḥng các cơ quan ngoại giao Nhật và sau đó c̣n đập phá nhà hàng Nhật!
Từ đó đến nay, Trung Quốc không chỉ “ném đá” mà c̣n “giấu tay” trong việc kiễm soát và khuynh loát UN.
Nếu vấn đề cải tổ c̣n chưa thực hiện, UN sẽ trở thành một h́nh nộm không hơn không kém.
MẠNH KIM
SGN