Rợn người "trại góa phụ" thời nhà Minh, nơi phụ nữ sống không bằng chết. Quy định trong trại hết sức nghiêm ngặt: Tất cả những phụ nữ sống trong trại góa phụ đều không được phép tự ư giao du với đàn ông. Ai vi phạm sẽ bị xử lư cực nghiêm, thậm chí có thể mất mạng.
Thời cổ đại, chiến tranh liên miên, khói lửa hiếm khi nào dứt. Cũng bởi vậy, vô số binh lính v́ đất nước chiến đấu đă táng mạng nơi chiến trường. Trong số này, không ít người đă có gia đ́nh. Vậy, khi những binh sĩ không may tử trận, thê thiếp của họ phải làm sao? Số phận những người phụ nữ góa bụa này sẽ đi đâu, về đâu?
Theo t́m hiểu, thông thường những góa phụ này sẽ ở vậy đến già. Nếu có con th́ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, kéo dài hương hỏa cho nhà chồng. Nếu chưa có con th́ vẫn tiếp tục bổn phận con dâu, ở lại chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng cho tận nghĩa hiếu. Cũng có một số góa phụ đi bước nữa, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp cá biệt, không nhiều.
Có thể nói, nếu chồng không may chết trận, những người phụ nữ trở thành góa phụ sẽ sống một cuộc sống cô đơn, b́nh lặng.
Tuy nhiên, đó là thông thường. Dưới thời nhà Minh, hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương không cảm thấy như thế là đủ. Ông cho thiết lập một trại góa phụ. Nơi này tập hợp tất cả những góa phụ của các binh sĩ không may tử trận trong các trận chiến.
Theo sử sách ghi chép, trại góa phụ được lập ra để chăm sóc những người phụ nữ có chồng hi sinh v́ đất nước. Nghe qua giống như một loại phúc lợi, thế nhưng trên thực tế, trại góa phụ không khác ǵ ngục tù trá h́nh để giam lỏng phụ nữ.
Tất cả những phụ nữ sống trong trại góa phụ đều không được phép tự ư giao du với đàn ông. Ai vi phạm sẽ bị xử lư cực nghiêm, thậm chí có thể mất mạng. Họ cũng buộc phải giữ thân, để bảo vệ tôn nghiêm của người chồng quá cố.
Không chỉ thế, cuộc sống trong trại góa phụ quá nhiều quy tắc, lễ nghi, khiến đa phần phụ nữ mệt mỏi cực độ cả về thể xác lẫn tâm hồn. Chính v́ vậy, từng có rất nhiều lời ai oán, phản đối cuộc sống chỉ như tồn tại trong trại góa phụ.
Trong một năm kỳ lạ, kinh thành không mưa suốt từ mùa hè đến mùa thu, dẫn tới hạn hán khủng khiếp. Chu Nguyên Chương lo lắng, vội vàng cho mời Lưu Bá Ôn đến để hỏi ư kiến.
Lúc đó, Lưu Bá Ôn đưa ra ba ư kiến. Một trong số đó cho rằng, mấy chục ngàn góa phụ cùng ở chung một chỗ, âm khí tích tụ cực nặng, tạo nên đợt hạn hán kéo dài.
Nghe lời Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương lập tức hạ lệnh, thả cho vài chục ngàn góa phụ về nhà. Đồng thời, vị hoàng đế này cũng cho phép họ được tái hôn khi t́m được người thích hợp.
Đáng tiếc, sau đó hạn hán vẫn không ngừng, dân đói kêu than khắp nơi, khiến Chu Nguyên Chương vô cùng thất vọng. Trong cơn giận dữ, Chu Nguyên Chương cách chức Lưu Bá Ôn, biếm làm dân thường. Mặt khác, vị hoàng đế này một lần nữa hạ lệnh thành lập trại góa phụ.
Lần này, trại góa phụ thêm một tầng bảo vệ, ngày càng nghiêm ngặt, ngột ngạt. Lính canh sẽ đi tuần tra cả ngày và đêm, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, sẽ lập tức hành động, không để có sai sót xảy ra. Nếu một người đàn ông vào trại mà không có lư do chính đáng, anh ta sẽ phải đối mặt với những h́nh phạt nghiêm khắc và đáng sợ.
Nh́n chung, trại góa phụ chẳng khác nào nhà giam trá h́nh, nội bất xuất ngoại bất nhập, khiến nhiều người phụ nữ không hóa điên, trầm cảm rồi qua đời sớm th́ cũng sống ṃn cuộc sống thê lương, cô độc, nghe thật xót xa.
VietBF@ sưu tầm.