Hạ viện Mỹ cho phép bỏ phiếu từ xa sau hơn 230 năm. Hạ viện Mỹ cho phép các nhà lập pháp có thể bỏ phiếu từ xa bằng cách ủy nhiệm lần đầu tiên trong 231 năm v́ Covid-19.
Với 217 phiếu thuận và 189 phiếu phản đối, chủ yếu là các thành viên đảng Cộng ḥa, Hạ viện Mỹ ngày 15/5 thông qua những quy định mới cho phép các nghị sĩ có thể chọn một người ủy nhiệm và cung cấp những chỉ dẫn chính xác về việc bỏ phiếu bầu cho họ. Thay đổi này cũng mở đường cho ư tưởng các thành viên Hạ viện có thể bỏ phiếu từ xa bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại trong tương lai.
Ngoài ra, Hạ viện Mỹ cũng cho phép các ủy ban có thể họp trực tuyến, thay v́ các thành viên phải gặp mặt trực tiếp như trước đây do ảnh hưởng của Covid-19.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại cuộc bỏ phiếu ở thủ đô Washington hôm 15/5. Ảnh: UPI.
Các nhà lănh đạo Dân chủ hy vọng những thay đổi mới sẽ cho phép Hạ viện có thể giám sát chặt chẽ hơn phản ứng với đại dịch của chính quyền Tổng thống Trump và khởi động lại quy tŕnh thông qua các dự luật quốc pḥng và chi tiêu, ngay cả khi các thành viên không thể nhóm họp trực tiếp.
"Thay đổi này không phải là vĩnh viễn. Nó chỉ là giải pháp tạm thời để đối phó với một thảm họa mà đất nước chúng ta chưa từng đối mặt trong hơn một thế kỷ qua", Steny H. Hoyer, nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang Maryland và là lănh đạo phe đa số tại Hạ viện, nói trong cuộc tranh luận trước khi bỏ phiếu.
Mặc dù một số thành viên đảng Cộng ḥa ủng hộ Hạ viện thiết lập cách làm việc mới để kết nối các thành viên trên khắp cả nước, họ phản đối những quy định mới v́ cho rằng phe đa số đang thâu tóm quyền lực.
Nghị sĩ bang California, Kevin McCarthy, lănh đạo phe Cộng ḥa tại Hạ viện, cùng các đại biểu của ông bày tỏ quan ngại trong một lá thư ngày 14/5 rằng kế hoạch này chà đạp các quyền của phe thiểu số.
Những quy tắc mới vừa được Hạ viện thông qua là một thay đổi lớn vượt ra ngoài nguyên tắc hoạt động truyền thống của cơ quan này, đồng thời cho thấy đại dịch đă thay đổi sâu sắc cuộc sống kinh tế, văn hóa, chính trị ở Mỹ. Covid-19 đă khiến gần 1,5 triệu người nhiễm và hơn 88.500 người chết ở Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới.