Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thách thức hậu Covid-19. Mỹ đang đối mặt với sức ép lớn từ đối thủ lẫn đồng minh trên trường quốc tế, Covid-19 càng khiến thách thức đó thêm trầm trọng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện ở thủ đô Washington năm 2017. Ảnh: AP.
Trước khi Covid-19 tấn công, Mỹ đă đối mặt với nhiều thách thức và khó có thể hoàn thành các cam kết quốc tế. Khi đại dịch xuất hiện, những khó khăn này tăng lên gấp bội, rất có thể sẽ buộc Mỹ phải thay đổi chính sách đối ngoại trong những năm tới, bất kể người đặt chân vào Nhà Trắng năm sau là ai.
Trong bài phân tích trên Hill, Raphael S. Cohen, chuyên gia tại Viện nghiên cứu RAND Corporation có trụ sở tại California, Mỹ, nhận định dù Donald Trump hay Joe Biden đắc cử cuối năm nay, những yếu tố địa chính trị khiến thế giới ngày càng bất ổn vẫn tồn tại.
Trong nhiệm kỳ của ḿnh, Trump đă khiến cả đồng minh và đối tác của Washington lo ngại, khi liên tục rút khỏi các hiệp ước quốc tế, đe dọa rời NATO hay yêu cầu đồng minh Nhật, Hàn chia sẻ gánh nặng tài chính nhiều hơn cho lính Mỹ ở nước ngoài.
Khảo sát ở 32 quốc gia của trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 64% người được hỏi nói rằng họ không tin Trump "xử lư tốt" các vấn đề quốc tế. Điều này khiến Tổng thống Mỹ không giành được nhiều sự ủng hộ quốc tế như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài ra, việc Nga và Trung Quốc đẩy mạnh quảng bá chiến dịch viện trợ quốc tế chống Covid-19, trong khi Mỹ hành động tương đối ít, cũng có thể khiến Washington ngày càng mất đi nhiều ủng hộ.
"Ngay cả khi Biden trở thành tổng thống, các thách thức quốc tế của Mỹ cũng không biến mất", Cohen nhận định. Các nguyên nhân sâu xa hơn gây xáo trộn liên minh quốc tế của Mỹ vẫn tồn tại, trong đó có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu, t́nh trạng hỗn loạn và bạo lực ở Trung Đông và vấn đề Trung Quốc.
"Covid-19 chỉ gây thêm căng thẳng cho các liên minh của Washington, khi nhiều nước, gồm cả Mỹ, phải đặt lợi ích của quốc gia trên lợi ích đồng minh", Cohen chia sẻ. Đối thủ của Mỹ dường như không thay đổi bất kể ai là tổng thống tiếp theo, nhưng đồng minh của Mỹ có thể sẽ thay đổi.
Cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ cùng các đồng minh châu Á và châu Âu chiếm tới hơn 3/4 GDP toàn cầu. Nhưng trước khi Covid-19 xuất hiện, con số này đă giảm xuống dưới 60% và được dự đoán tiếp tục giảm xuống dưới 50% vào năm 2030.
Trong khi đó, các đối thủ của Mỹ lại vươn lên và chiếm tới 30% GDP toàn cầu. Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, trong khi châu Âu và Nhật Bản lại chứng kiến sự sụt giảm sâu nhất, làm suy giảm cán cân kinh tế của Mỹ và đồng minh.
Cohen cho rằng Covid-19 có thể thúc đẩy xu hướng này. Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của khu vực đồng euro, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục giảm mạnh, trong khi Trung Quốc cũng chứng kiến sự sụt giảm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020.
"Nói cách khác, sự áp đảo về kinh tế của Mỹ và đồng minh, yếu tố có thể giúp củng cố sức mạnh quân sự, sẽ suy giảm. Ngay cả khi nền kinh tế Mỹ có thể khôi phục đà tăng trưởng mạnh, xu hướng này cũng khó có thể bị đảo ngược hoàn toàn", Cohen nói và thêm rằng thách thức duy tŕ cán cân kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại sắp tới của Mỹ.
Thách thức về an ninh mà Mỹ phải đối mặt cũng ngày càng đa dạng. Nhiều tài liệu chiến lược của Mỹ chỉ ra Washington rất có thể phải một lần nữa bước vào thời kỳ cạnh tranh quyền lực. Cuộc chiến chống khủng bố được Mỹ tiến hành suốt hai thập kỷ qua ở Trung Đông vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh đó, mối đe dọa từ các đối thủ như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên rất khác nhau nên đ̣i hỏi các đối sách khác nhau.
Đối với nhiều chiến lược gia người Mỹ, thách thức bây giờ không phải là làm thế nào để cạnh tranh với cường quốc nào, hoặc tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố nào, mà là làm sao để thực hiện tất cả nhiệm vụ trên.
"Quan trọng là không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bất cứ thách thức nào trong số này sẽ biến mất v́ thế giới đang phải chiến đấu với Covid-19. Ngược lại, 5 đối thủ của Mỹ dường như đang t́m cách tận dụng thời điểm này cho các toan tính riêng", Cohen nhận định.
Ngoài các thách thức chính, chính sách đối ngoại hậu Covid-19 của Mỹ có thể chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài khác. Tác động của biến đổi khí hậu, từ nước biển dâng tới thảm họa thiên nhiên, sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người, khiến gia tăng áp lực nội bộ tại những nước đang phát triển, trong đó có những nơi vẫn c̣n bất ổn và khủng bố.
Việc chia sẻ thông tin giữa các nước ngày càng dễ dàng, bất kể tính chính xác của nó, cộng với vai tṛ quan trọng của dư luận trong việc định h́nh chính sách, cũng có thể gây hại cho nhiều hoạt động liên minh của Mỹ, đặc biệt trong vấn đề đối đầu với các kẻ thù của Washington.
"Tất cả yếu tố trên có thể khiến thế giới dễ xảy ra xung đột hơn và đặt ra những thách thức lớn hơn với vai tṛ lănh đạo của Mỹ", Cohen nói.
Theo ông, câu hỏi đặt ra với Mỹ hiện nay không phải là liệu tổng thống tiếp theo có phải đối mặt với t́nh huống khó khăn mang tính chiến lược hay không, mà là phải làm thế nào để giải quyết nó. Mỹ có thể phải tăng gấp đôi các cam kết quốc tế hiện tại và tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn để bảo toàn vị thế, hoặc phải rút lui khỏi vai tṛ lănh đạo thế giới và chấp nhận để những đối thủ vươn lên lấp khoảng trống quyền lực đó.
"Trước Covid-19, nền móng của chính sách đối ngoại của Mỹ ngày càng chịu nhiều sức ép. Sau Covid-19, chính sách này có vẻ đă đạt tới giới hạn đổ vỡ", Cohen nhận định.