Nữ hoàng Cleopatra không tự sát bằng rắn độc như tin đồn đại. Chúng ta từ lâu thường được nghe rằng, trong lúc tột cùng đau khổ v́ cái chết của người t́nh và sự sụp đổ của vương quốc, nữ hoàng Cleopatra đă dùng rắn độc tự kết liễu đời ḿnh cùng các nữ t́. Nhưng theo các chuyên gia, nó có thể chưa bao giờ xảy ra trong thực tế mặc dù t́nh tiết đầy bi thảm này gây ấn tượng mạnh.
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra được cho là đă dùng rắn độc tự sát cùng các nô t́ vào năm 30 trước Công nguyên. Ảnh minh họa: WordPress
Suốt nhiều năm qua, có không ít các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng, nữ hoàng Ai Cập cổ đại có thể đă không tự sát bằng rắn độc như những ǵ chúng ta biết lâu nay. Tuy nhiên, theo chuyên gia Ai Cập học Joyce Tyldesley đến từ Đại học Manchester (Anh), điều đó cũng không thực sự làm thay đổi quan niệm của đa số công chúng.
Trong bộ bách khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica, nhà nghiên cứu Tyldesley viết, nữ hoàng Cleopatra đă tự vẫn vào năm 30 trước Công nguyên, ngay sau khi bà và người t́nh kiêm đồng minh chính trị Mark Antony chiến bại trong cuộc đối đầu quân sự với hoàng đế La Mă tương lai Octavian.
Trong tháng này, bà Tyldesley và Andrew Gray, người phụ trách mảng ḅ sát học thuộc Bảo tàng Manchester (Anh) đă xuất hiện cùng nhau trong một đoạn video để giải thích về những điều không thực tế mà nữ Cleopatra đă phải đối mặt nếu bà thực sự muốn dùng một con rắn độc để kết liễu đời ḿnh.
Sử sách ghi chép rằng, Cleopatra đă sai người lén đưa một con rắn độc vào cung điện, nơi Octavian đang giam cầm bà và dẫn dụ để con rắn cắn bà cùng một hoặc 2 nữ t́ của ḿnh. Trong đoạn video, ông Gray lưu ư rằng, con rắn độc ở đây có thể ám chỉ một con rắn hổ lục hoặc rắn hổ mang bành Ai Cập.
Theo ông Gray, con rắn hổ mang bành quá to lớn để người của Cleopatra lén đưa vào cung điện mà không bị phát hiện. Và ngay cả khi bà t́m cách đưa được con rắn độc vào bên trong, việc cố gắng dùng một con rắn độc để tự tử c̣n có tỉ lệ thất bại cao hơn.
"Rất nhiều vết rắn cắn là vết cắn khô (tức là vết cắn mà rắn không tiêm nọc độc vào nạn nhân). Ngay cả với vết cắn của rắn hổ mang bành, tôi cũng cho rằng, cơ hội để bạn chết v́ nó có thể chỉ khoảng 10%", ông Gray giải thích.
Ông Gray nói thêm rằng, cái chết do nọc độc của rắn cũng sẽ không diễn ra nhanh chóng và không đau đớn. Nọc rắn hổ mang sẽ dần dần làm thối rữa thịt người. T́nh trạng hoại tử cũng có thể xuất hiện sau khi người bị một con rắn hổ lục cắn, nhưng điều này hiếm khí xảy ra, theo một trang chuyên về nghiên cứu chất độc thuộc Đại học Adelaide (Australia).
Ngoài ra, ông Gray nhận định, nhiều khả năng là Cleopatra và các nữ t́ của bà cùng tự sát bằng một con rắn, dù việc khiến một con rắn cắn 2 người hoặc nhiều hơn một cách liên tiếp, nhanh chóng là rất khó.
Chuyên gia nghiên cứu hồ sơ vụ án Pat Brown bày tỏ, bà là người đầu tiên phân tích toàn diện bằng chứng quanh các phương tiện tự sát của nữ hoàng Ai Cập và xác định rằng, một vết rắn độc cắn khó có khả năng xảy ra. Điều này từng được bà công bố trong bộ phim tài liệu "The Mysterious Death of Cleopatra" chiếu trên kênh Discovery năm 2004.
Kể từ đó, nhiều nhà nghiên cứu đă lên tiếng ủng hộ quan điểm của bà Brown. Christoph Schaefer, giáo sư chuyên ngành nghiên cứu các nền văn hóa cổ thuộc Đại học Trier (Đức) cũng đă đưa các nhận định tương tự trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNN năm 2010. Ông Schaefer phỏng đoán rằng, Cleopatra thực tế đă đầu độc bản thân, do một số ghi chép nêu, bà có hiểu biết về các chất độc.
Cleopatra không phải là loại người t́m kiếm cơ hội ở một phương tiện tự sát không đáng tin cậy như một con rắn, tác giả Stacy Schiff viết trong cuốn sách "Cleopatra: A Life". Bà Schiff tin rằng, nữ hoàng Ai Cập nhiều khả năng sử dụng chất độc sẵn có hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia Brown không đơn thuần tin vào truyền thuyết Cleopatra dùng rắn độc tự sát. Bà rốt cuộc không tin nữ hoàng lừng danh đă tự kết liễu đời ḿnh. Trong cuốn "The Murder of Cleopatra: History's Greatest Cold Case" của ḿnh, chuyên gia nghiên cứu hồ sơ vụ án nhấn mạnh đă thấy quá nhiều "dấu hiệu nguy hiểm" quanh hiện trường tự sát. Chẳng hạn, bà thấy nghi ngờ việc Octavian đă không giám sát nghiêm ngặt một tù nhân có giá trị nếu ông ta muốn giữ cho người này c̣n sống. Theo bà Brown, chuyện Octavian đă giết hại nữ hoàng Ai Cập, đáng tin cậy hơn.
Mặc dù vậy, nhà Ai Cập học Tyldesley không tán đồng với giả thuyết về một vụ giết người. "Chúng ta biết rất ít về việc tự sát ở Ai Cập cổ xưa và gần như chưa từng nghe điều ǵ về nó. Song, tự vẫn trong thế giới Hy Lạp/La Mă cổ đại được coi là một cách giải quyết vấn đề không lối thoát hoàn toàn chấp nhận được. Và Cleopatra thuộc về thế giới đó", bà Tyldesley nhận định.
VietBF@ sưu tầm.