Giới chuyên gia cho rằng nhà sản xuất smartphone nên tạo những sản phẩm sử dụng lâu dài, đồng thời cần có giải pháp xử lư rác thải điện tử.
Apple vừa ra mắt loạt iPhone 12 hồi giữa tháng 10. Máy chỉ bán kèm cáp Lightning, không có củ sạc và tai nghe. CEO Tim Cook cho biết quyết định này là để "bảo vệ môi trường".
"Bảo vê môi trường" cũng là lư do mà CEO Xiaomi Lei Jun đưa ra khi quyết định không bán củ sạc kèm máy đối với mẫu Mi11 sắp tới. Ngoài ra, Samsung và Huawei được cho là sẽ bán ra smartphone mới của ḿnh mà không kèm củ sạc.
Smartphone cũ, hư hỏng thường bị vứt bỏ thay v́ được mang đi tái chế. Ảnh: Alberto Giacomazzi.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các hăng công nghệ vẫn liên tục tung ra hàng loạt điện thoại mới mỗi năm, trong khi cũng không ít điện thoại cũ bị vứt theo những cách khác nhau. Một phần chúng được thu gom để tái chế, nhưng phần lớn sẽ ra băi rác và được đốt hoặc chôn lấp.
Theo thống kê của Gartner đầu 2019, gần 153 triệu smartphone đă được bán ra trong 2018. Tính trung b́nh, người dùng giữ điện thoại của họ trong hai năm. Giờ đây, không ít trong số chúng đă trở thành rác thải điện tử. Thời gian tới, nghiên cứu cho thấy làn sóng nâng cấp smartphone sẽ ồ ạt hơn do sự phổ biến của 5G trên toàn cầu.
Kyle Wiens, CEO của iFixit, website chuyên "mổ xẻ" các thiết bị di động, những smartphone cũ bị bỏ đi không dễ quản lư. "Chúng ta không có giải pháp về mặt công nghệ để xử lư smartphone cũ. Chẳng hạn lấy một xe tải chứa đầy iPhone cũ, tách các thành phần, nghiền nhỏ và tạo ra iPhone mới. Đó là điều không thể xảy ra về mặt vật lư", Wiens nói.
John Shegerian, CEO của ERI, công ty chuyên về lĩnh vực tái chế rác thải điện tử, cho rằng việc tái chế smartphone và máy tính bảng gặp phải thách thức lớn do kết cấu của chúng. "Rất nhiều sản phẩm điện tử hiện nay không c̣n gắn với nhau bằng ốc vít nữa, thay vào đó là keo dán. Keo dán làm cho mọi thứ rất khó tháo rời để thu hồi nguyên vật liệu. Kể cả khi tháo được, giá trị của chúng cũng suy giảm", Shegerian cho biết.
Theo Global E-Waste Monitor, một nhóm nghiên cứu theo dơi rác thải điện tử, khoảng 6,9 triệu tấn rác điện tử đă được sản xuất chỉ riêng tại Mỹ trong năm 2019. Trọng lượng này tương đương 19 ṭa nhà Empire State - một trong những ṭa nhà cao nhất Mỹ. Dù vậy, chỉ 15% trong số này được mang đi tái chế. "Những chất có trong rác thải điện tử không có giá trị. Chúng thậm chí rất độc hại khi ngấm xuống đất", đại diện Global E-Waste Monitor chia sẻ.
Các chuyên gia cho rằng, những công ty như Apple, Samsung cần tạo ra một smartphone phù hợp để có thể sử dụng trong bốn hoặc năm năm mới cần nâng cấp và đây sẽ là cách có thể "tạo ra khác biệt rất lớn". Cho đến khi smartphone có ṿng đời lâu hơn, những nhà sản xuất điện thoại cần có nhiều giải pháp hơn trong việc tái chế rác thải điện tử, đồng thời người dùng cũng cần có trách nhiệm hơn khi mua và thải bỏ thiết bị của họ.