Giám đốc CDC Mỹ cảnh báo nước này có thể đánh mất tất cả thành tựu chống Covid-19 gần đây khi đối mặt biến chủng dễ lây lan.
"Hăy nghe rơ điều tôi nói: Nếu biến chủng mới lây lan với số ca nhiễm hiện nay, chúng ta sẽ hoàn toàn đánh mất nền tảng khó khăn lắm mới đạt được", Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ Rochelle Walensky cho biết hôm 1/3.
Tiến sĩ Walensky cảnh báo sau nhiều tuần Mỹ ghi nhận các ca nCoV liên tục giảm, số ca nhiễm mới tuần qua đă tăng trở lại, cao hơn khoảng 2% so với tuần trước đó. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Mỹ trong 7 ngày gần đây cũng tăng hơn 2%, lên gần 2.000 người mỗi ngày.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ Rochelle Walensky phát biểu tại Wilmington, Delaware, hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
"Tôi thật sự lo lắng về các thông tin rằng nhiều bang đang đảo ngược các biện pháp y tế công cộng mà chúng tôi đă khuyến nghị nhằm bảo vệ người dân khỏi đại dịch", Walensky nói, cảnh báo chính quyền các địa phương có ư định nới lỏng những biện pháp an toàn chống Covid-19.
Bà cũng kêu gọi người dân kiên định, tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp pḥng ngừa được cơ quan y tế đánh giá là có hiệu quả. Giám đốc CDC Mỹ nói thêm chỉ có tiêm vaccine mới chấm dứt được đại dịch và cần phải tiêm chủng cho nhiều người hơn nữa để đạt mục tiêu.
Theo số liệu của CDC Mỹ, nước này đă ghi nhận hơn 2.460 ca nhiễm biến chủng nCoV, trong đó có hơn 2.400 trường hợp nhiễm biến chủng B.1.1.7, lần đầu được phát hiện tại Anh, với khả năng lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, CDC Mỹ cảnh báo số ca nhiễm biến chủng ở nước này trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Các ca nhiễm ở Mỹ tăng trở lại trong bối cảnh toàn cầu cũng lần đầu ghi nhận ca nhiễm mới tăng sau 7 tuần. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định số ca nhiễm mới tăng lên là đáng thất vọng nhưng không bất ngờ, đồng thời cảnh báo mọi người không được lơ là chống dịch.
Theo trang thống kê thời gian thực Worldometers, Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 29 triệu ca nhiễm và hơn 520.000 ca tử vong do nCoV.