Nhóm nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Tung Hoang (ảnh), nhà khoa học gốc Việt ở Đại học Hawaii tại Manoa (bang Hawaii, Mỹ) mới đây được Bộ Quốc pḥng Mỹ tài trợ 3 triệu USD cho dự án phát triển vắc xin pḥng bệnh Whitmore, theo tờ Star Advertiser đưa tin mới đây.
Phát hiện quan trọng
Bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở hoặc qua uống nước nhiễm khuẩn. Bệnh này không lây lan thành dịch nhưng có tỷ lệ tử vong cao đến 50% và các ca nhiễm xuất hiện chủ yếu tại Úc và Đông Nam Á.
Giáo sư Hoang chia sẻ mối quan tâm của ông đối với căn bệnh này nảy sinh trong một chuyến quay về thăm Việt Nam và chứng kiến người thân lội chân trần làm ruộng, môi trường dễ gây nhiễm bệnh.
Pḥng thí nghiệm của ông bắt đầu nghiên cứu vi khuẩn Burkholderia pseudomallei từ năm 2008 và sau nhiều thử nghiệm, nhóm nghiên cứu cuối cùng đă phát triển được các kỹ thuật để xác định hai protein trên bề mặt cho phép vi khuẩn bám vào tế bào người để gây nhiễm trùng. Nếu không có hai protein này, vi khuẩn mất đi khả năng lây nhiễm.
“Khác với hầu hết vi rút thường có chưa đầy một chục protein, vi khuẩn có đến hàng ngàn protein khác nhau nên việc t́m ra cái nào quan trọng cho việc lây nhiễm và cái nào có thể dùng để bào chế vắc xin như ṃ kim đáy bể”, vị giáo sư giải thích.
Hai protein được sử dụng cho một vắc xin tiềm năng và kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy hiệu quả 100%. Những con chuột không được tiêm vắc xin chết chỉ sau 5 ngày nhiễm khuẩn, trong khi toàn bộ số được tiêm đều sống. Phát hiện này được công bố trong nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học Nature Communications hồi tháng 3.Mục đích chính của dự án là mang lại loại vắc xin pḥng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cho người lao động thường tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn hoặc cho binh lính phải tham chiến ở những vùng nhiễm khuẩn.
Ngày nay, vi khuẩn gây Whitmore xuất hiện ở nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới và ước tính có khoảng 165.000 người bị nhiễm bệnh mỗi năm, trong đó hàng chục ngàn người tử vong.
Lư do khiến tỷ lệ tử vong cao là v́ bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) xếp vào nhóm 1 cùng với những loại bệnh nguy hiểm khác như bệnh than, ebola v́ chúng có thể được sử dụng như loại vũ khí khủng bố sinh học, dẫn đến thương vong hàng loạt hoặc gây đe dọa nghiêm trọng cho an toàn và sức khỏe cộng đồng.
Giáo sư Hoang cho rằng mối nguy hiểm của loại vũ khí sinh học này không phải tầm thường. “Nó không chỉ chết chóc mà c̣n có sẵn. Bạn có thể đến châu Á và lấy thứ này mà không cần quá nhiều chuyên môn. Bạn có thể nuôi cấy vi khuẩn với số lượng lớn và chỉ sau một đêm”, vị giáo sư cảnh báo.
Ông kỳ vọng dự án sẽ tiếp tục thành công để có thể đưa vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ra khỏi nhóm 1 của CDC v́ điều đó “tốt cho nhân loại”.
Tiến sĩ vi sinh vật học Ian McMillan, thành viên dự án nghiên cứu, cho biết mục tiêu sắp tới là tiếp tục thử nghiệm vắc xin trên các động vật khác và tiến tới thử nghiệm lâm sàng trên người.
Thành tích nổi bật
Giáo sư Hoang tốt nghiệp cử nhân hóa sinh tại Đại học Calgary (Canada) vào năm 1994. Ông lấy bằng thạc sĩ vi sinh vật học và bệnh truyền nhiễm tại trường này vào năm 1996. Đến năm 2000, ông nhận được bằng tiến sĩ về di truyền học vi khuẩn từ Đại học bang Colorado (Mỹ). Ông có nhiều công tŕnh nghiên cứu đăng trên các tập san khoa học và về làm việc tại khoa Vi sinh vật học tại Đại học Hawaii ở Manoa vào năm 2002.
|