Theo như có rất nhiều thành viên của hội phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) đă bị cản trở, bị chửi bới khi đưa tin về băo lụt ở Trịnh Châu (Hà Nam), khiến có một số người c̣n bị truy lùng và dọa giết từ câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) này.
Phóng viên Mathias Boelinger bị đám đông bao vây v́ cho rằng anh là người chuyên viết các bài bôi nhọ Trung Quốc – Ảnh chụp màn h́nh @mare_porter/Twitter
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cũng lên án những hành vi quấy rối và đe dọa gần đây đối với các nhà báo đưa tin về thảm họa tại Trung Quốc.
Các phóng viên từ những hăng truyền thông quốc tế – bao gồm BBC, Los Angeles Times, Deutsche Welle, Al Jazeera, CNN, Agence France-Presse và Associated Press – đă bị quấy rối hoặc đe dọa v́ công việc đưa tin của họ. Một số người đă phải đối mặt với đám đông giận dữ, trong khi những người khác, bao gồm cả nhân viên người Trung Quốc của các hăng truyền thông nước ngoài cũng như các nhà báo địa phương của Trung Quốc, đă bị quấy rối – khi thông tin cá nhân của họ bị lan truyền ác ư trên mạng. Họ bị đe dọa bạo lực hoặc hăm dọa “xử nặng” trên mạng xă hội tại Trung Quốc.
FCCC cho biết: “Những luận điệu từ các tổ chức liên kết với đảng Cộng sản và nhà cầm quyền của Trung Quốc đă trực tiếp gây nguy hiểm cho sự an toàn thân thể của các nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc đồng thời cản trở việc đưa tin tự do. FCCC thất vọng và mất tinh thần trước sự thù địch ngày càng tăng đối với truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc. Những hành động thù nghịch này được củng cố bởi chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy ở đây mà đôi khi do các quan chức Trung Quốc khuyến khích, kích động”.
Môt số phóng viên người Trung Quốc làm việc cho các hăng thông tấn nước ngoài c̣n bị vu cáo tội “gián điệp, phản quốc” đồng thời nhận được những tin nhắn đe dọa tính mạng.
RSF cho biết họ “kinh hoàng” trước những quấy rối gần đây.
Ít nhất 20 nhà báo đă bị trục xuất hoặc buộc phải rời khỏi nước này, trong khi hai người dẫn chương tŕnh truyền h́nh Australia là Cheng Lei và Haze Fan cùng một nhà báo Trung Quốc của Bloomberg, đă bị bắt v́ các cáo buộc an ninh quốc gia không xác định.
Các phóng viên của Los Angeles Times và Deutsche Welle của Đức đă phải đối mặt với một đám đông giận dữ tại Trịnh Châu hôm 24 Tháng Bảy. Phóng viên Alice Su cho biết cô đang ở tại một khu vực có chợ dưới ḷng đất và lắng nghe chia sẻ của những người buôn bán tại đây th́ bị một đám đông “tập kích”. Phóng viên Mathias Boelinger mô tả đám đông đă chửi bới và xô đẩy anh, cáo buộc anh “bôi nhọ Trung Quốc”.
Boelinger cho biết dường như đám đông đă nhầm lẫn anh với phóng viên Robin Brant của đài BBC và cho rằng có một chiến dịch “săn lùng các phóng viên BBC” đang diễn ra tại Trung Quốc.
Đoạn video ghi lại cảnh “đối đầu” với hai phóng viên Su và Boelinger đă được hơn 27 triệu lượt views trên mạng xă hội Weibo của Trung Quốc. Một phụ nữ được cho là nhà báo Trung Quốc t́m cách làm giảm căng thẳng trong vụ việc này cũng bị cư dân mạng Trung Quốc “ném đá” phản đối.
FCCC kêu gọi chính phủ Trung Quốc giữ lời hứa với các phương tiện truyền thông nước ngoài về việc tiếp cận không bị kiểm soát để đưa tin ở các khu vực của Trung Quốc và duy tŕ trách nhiệm đảm bảo an toàn cho họ.
“Việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc đă góp phần tạo ra cái nh́n phiến diện về công việc của nhà báo chúng tôi ở Trung Quốc. Điều này đă tạo ra một h́nh ảnh môi trường làm việc xấu đi cho báo chí nước ngoài ở Trung Quốc và càng ngăn cản các việc báo chí đưa tin toàn diện về Trung Quốc, điều mà chúng tôi luôn hướng tới”- Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa trả lời về b́nh luận này của Hăng tin Reuters.