Câu chuyện xây dựng tuyến đường sắt cao tốc xuyên Việt đang được các nhà quản lư, các chuyên gia tranh luận rất hăng.
Việt Nam có nên làm tuyến đường sắt cao tốc này không?
Làm th́ tốc độ bao nhiêu? Đường sắt cao tốc chức năng vận chuyển hành khách, hay vận chuyển hàng là chính? Đường sắt cao tốc có cạnh tranh được với hàng không, có giết chết lẫn nhau, hay cùng nhau tồn tại?
Ngày 28/2/2023 thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Vơ Văn Thưởng đă kư ban hành kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nh́n đến năm 2045
Theo đó, đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026-2030 (Hà Nội-Vinh; TPHCM-Nha Trang). Hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trước năm 2045.
Câu hỏi có nên làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam đă có câu trả lời, xin đừng bàn nữa, chống lại định hướng của Đảng là phản động đấy nhé.
Nhất định phải có tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước 2045.
Định hướng của đảng chẳng bao giờ sai, có sai là không làm được theo định hướng. Tại sao nó thế, trăm tội cứ đổ vua Hùng “đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên, thằng khôn th́ đă vượt biên, để lại một lũ vừa khùng vừa tham”
Vậy nó chạy với vận tốc bao nhiêu? 200, 300, 350 km/h?
Lại phải xem định hướng trong phát triển kinh tế của Đảng đến năm 2045.
Theo Nghị quyết đại hội Đảng 13, đến năm 2045: Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao.
Nước có thu nhập cao sao phải lo chọn tốc độ nào, tốc độ càng cao càng tốt làm cái 350km/h nó phù hợp với phát triển, dân giàu rồi lăn tăn ǵ giá vé cao hay thấp.
Tính toán sợ suất đầu tư cao, giá vé cao không có khách, không cạnh tranh với được hàng không là không có tầm nh́n, chống lại nghị quyết, đường lối của đảng- toàn bàn lùi, những cán bộ loại này tống cổ cho về vườn càng sớm càng tốt.
Đă kém, đă dốt lại hay mượn diễn đàn dân chủ phản biện.
Trên thế giới chẳng mấy nước dùng đường sắt cao tốc để chuyên chở hàng hoá, nếu có chỉ với hàng hoá nhẹ, gọn không cồng kềnh, có thể đóng gói như hành lư của khách.
Có thể tận dụng một số toa chuyên chở, bàn chuyện này bằng thừa.
Ưu điểm của đường sắt trong vận chuyển hàng hoá là có thể chở được hàng siêu trường, siêu trọng, các loại hàng đặc biệt trong quốc pḥng như khí tài quân sự, chất cháy, nổ, hoá chất… như thế đừng bao giờ nghĩ đến dùng đường sắt cao tốc để vận chuyển hàng hoá, v́ nó c̣n liên quan đến bốc xếp lên xuống rất mất thời gian…
Hăy chấm dứt câu hỏi ngớ ngẩn này đi, đường sắt cao tốc chức năng chính là vận chuyển hành khách.
Ở Mỹ và các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn song song tồn tại hai tuyến đường sắt, cao tốc và cổ điển để vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Hỏi rằng đường sắt cao tốc có cạnh tranh được với hàng không không, có chèn ép lẫn nhau không?
Lại một câu hỏi của những thằng Bờm, cạnh tranh là tốt chứ sao, có cạnh tranh người tiêu dùng mới được hưởng lợi.
Hành khách lựa chọn loại vận chuyển nào có thời gian ngắn hơn, an toàn, tiện nghi, giá thành hợp lư họ đi.
Dĩ nhiên đường sắt cao tốc phải cần tốc độ cao để cạnh tranh với hàng không, càng cao càng tốt, chọn 200km/h là toi rồi, các ngài chuyên gia phản biện ơi.
Kinh tế thị trường là cạnh tranh, tự nó điều tiết các ngài đừng có xé lẻ ra phân tích.
Tất cả vấn đề ở đây chỉ là tiền.
Như cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay nói “Zốn đâu?”
Vay th́ phải trả, và ai cho vay, vay có bị ràng buộc, ràng buộc như thế nào? Có vay được không? Cái này mới cần ư kiến của các “Chiên gia”
Kêu gọi đầu tư nước ngoài? Cơ chế chính sách thế nào để họ vào đầu tư, cứ nói chung chung “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” c̣n lâu họ mới vào. Trên giải thảm dưới dải đinh, thủ tục nó hành cho chóng mặt.
Dùng vốn ngân sách? Ăn c̣n chưa đủ, ngân sách năm nào cũng thâm thủng, tiêu nhiều hơn quỹ, vay nợ đầm đ́a, nguồn ở đâu ra?
Cứ b́nh loạn, tranh luận, đánh trống múa rối, câu giờ thoải mái đi, năm 2045 c̣n lâu mới đến, bí quá làm mấy cái “đột phá” là xong, cái đột phá mới là cái hay, cái đáng b́nh loạn, trong t́nh h́nh xă hội Việt Nam bây giờ.