Thức dậy sớm không phải để làm thêm 1 giờ mà để có trạng thái tốt nhất bắt đầu 17 giờ tỉnh táo
Trên thực tế, ngay từ năm 1965, có người đă từng làm thí nghiệm về giấc ngủ rồi.
Một học sinh trung học 17 tuổi tên Randy Cardner được yêu cầu duy tŕ trạng thái tỉnh táo trong suốt 264 giờ đồng hồ, nghĩa là cậu ấy không được ngủ trong 11 ngày.
Chỉ đến ngày thứ hai, đôi mắt Randy đă không thể tập trung được, nó không c̣n linh động, nh́n mọi vật cũng không rơ ràng lắm.
Ngày thứ ba, cảm xúc của cậu ta biến đổi trở nên thất thường, đặc biệt là rất dễ nổi giận, cử động cơ thể cũng rất kỳ lạ, không phối hợp đồng bộ.
Khi kết thúc thí nghiệm, trí nhớ ngắn hạn của cậu ta cũng gặp vấn đề, cảm xúc thất thường, bị ảo giác và rất khó tập trung vào một việc. Nghiên cứu này đă khiến cuộc sống của Randy bị ảnh hưởng rất nhiều.
Cơ thể con người là một công cụ tinh vi. Người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, c̣n thanh thiếu niên cần khoảng 10 giờ.
Ngáp và buồn ngủ có nghĩa là cơ thể bạn đang gửi tín hiệu cho biết rằng bạn cần nghỉ ngơi, và khi bạn thấy màn đêm bên ngoài cửa sổ kéo đến, các chất hóa học khiến bạn muốn ngủ trong cơ thể tăng dần.
Mọi thứ đều đang nhắc nhở bạn nên nghỉ ngơi cho tốt, chỉ là nhiều người lại lựa chọn mặc kệ nó.
Cách đây không lâu, China Youth Daily đă từng mở một cuộc khảo sát về chủ đề: "Tại sao bạn lại thức khuya?"
Tổng cộng có 25.000 cư dân mạng tham gia, và trong số đó, có 56% người chọn thức khuya là v́ "cày phim, chơi điện thoại" nên không muốn ngủ.
Chơi điện thoại trước khi đi ngủ đă trở thành trạng thái sống quen thuộc của những người trẻ 9X và 2K sau này.
Cũng có vài người khẳng định: "Có phải tôi không ngủ cả ngày lẫn đêm đâu, chỉ là mỗi ngày ngủ ít đi 2 -3 tiếng thôi mà, không sao cả!"
Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện:
"Nếu mỗi đêm ngủ không đủ 6 giờ trong ṿng 1 tuần, cơ thể sẽ có 711 gen bị thay đổi chức năng."
Trên thực tế, 2 tuần liền ngủ ít đi 2 tiếng mỗi ngày và liên tục không ngủ 48 tiếng sẽ tạo thành thiệt hại như nhau cả, hơn nữa chúng đều đ̣i hỏi thời gian phục hồi rất dài.
Nhiều người trẻ tuổi thường muốn thức khuya gầy dựng sự nghiệp, nhưng qua vài năm nữa, liệu rằng cơ thể bạn c̣n chống đỡ nổi nữa không?
Trước đây, có một chủ đề thế này: "Bạn làm thế nào để trở nên kỷ luật?"
Câu trả lời được nhiều lượt like nhất chính là: "Bước đầu tiên của kỷ luật, là dậy sớm!"
Các nhà tâm lư học của Châu Âu đă phát hiện ra:
"Trong tiềm thức của những người dậy sớm, thời gian cả ngày sẽ dài hơn. Trái lại, trong tiềm thức của người dậy muộn, thời gian mỗi ngày lại ngắn đi nhiều."
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng đă sử dụng 440 nhân viên để làm đối tượng nghiên cứu thực hiện một cuộc điều tra với câu hỏi tự phán đoán về độ trầm cảm tinh thần khi "ngủ sớm, dậy sớm" và khi làm "cú đêm".
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu c̣n đo chỉ số cortisol trong nước bọt của các đối tượng nghiên cứu khi họ đi làm và khi về nhà.
Phân tích cuối cùng cho thấy những người ngủ sớm, dậy sớm có lượng cortisol thấp hơn, mức độ có thể mắc chứng trầm cảm cũng thấp hơn.
Nói cách khác, những người quen dậy sớm sẽ ít căng thẳng và có sức khỏe cao hơn những người quen thức khuya.
Thức dậy sớm không phải để làm thêm 1 giờ, mà là để có trạng thái tốt nhất bắt đầu 17 giờ tỉnh táo.
Đừng tự "qua mặt" cơ thể ḿnh nữa, ngay từ bây giờ, hăy bỏ xuống mọi thiết bị điện tử mỗi đêm, học cách ngủ sớm tối nay và dậy sớm vào sáng hôm sau.
VietBF@sưu tập