Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đă ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Chị Nguyễn Thị Hồng Xiêm, chủ nhà hàng Vịt Quay Hồng Xiêm, số 8 Hàng Thùng đồng t́nh và ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo. Theo chị Xiêm, những rủi ro về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là từ thịt chó, mèo đă được chứng minh bằng khoa học.
Tuy nhiên, niềm tin mạnh mẽ của những người ăn thịt chó, mèo rất khó thay đổi trong một sớm một chiều. V́ vậy, giáo dục đóng vai tṛ quan trọng, tuy nhiên, nếu nguồn cung bị hạn chế th́ nhu cầu này cũng sẽ giảm.
"Tôi hy vọng, ngành nhà hàng sẽ đoàn kết từ chối bán thịt chó, mèo để giảm tính sẵn có của thực phẩm này. Tất cả cùng nhau sẽ giúp ngừng nhu cầu tiêu dùng", chị Xiêm chia sẻ.
Bà Vũ Thị Kim Thanh, chủ nhà hàng Tandoor, 24 Hàng Bè cũng bày tỏ, những ǵ chúng ta ăn sẽ quyết định sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Nhà hàng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc cung cấp các bộ phận nội tạng từ động vật hay thịt chó, mèo để chế biến món ăn. Một lượng lớn khách hàng của chúng tôi thích các nguyên liệu thực phẩm xanh, nhẹ, nhiều rau củ và lành mạnh.
Bếp trưởng nhà hàng Quả Trám, số 21 Phùng Hưng Nhỏ, anh Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các món ăn ngon, đẹp mắt và lành mạnh, Nhà hàng luôn hứng thú với việc thúc đẩy một hệ thống thực phẩm bền vững bằng cách tận dụng các kỹ năng nấu nướng và kiến thức của ḿnh.
"Thịt chó, mèo vốn là thực phẩm truyền thống khi người dân quá nghèo khổ, đến mức không có lựa chọn nào khác. Ngày nay, chúng ta đă có rất nhiều sự lựa chọn. Việc ngừng ăn các loại thịt này sẽ giúp bảo vệ bản thân chúng ta khỏi các bệnh truyền nhiễm, và quan trọng hơn, bảo vệ thú cưng của chúng ta. Tôi hy vọng tất cả các đầu bếp có thể trở thành người thúc đẩy sự thay đổi v́ một hệ thống thực phẩm bền vững trong nước", Nguyễn Vĩnh Tiến kêu gọi các đầu bếp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt chó là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như xoắn khuẩn, tả. Trong khi một bộ phận người dân đă ngừng tiêu thụ và phản đối việc ăn thịt động vật nuôi th́ vẫn c̣n một số nhóm đối tượng coi thịt chó, mèo là đặc sản. Nhu cầu tiêu thụ là một trong những động lực chính thúc đẩy thị trường buôn bán và giết mổ thịt chó, mèo tiếp tục gia tăng.
Thống kê của các tổ chức phúc lợi động vật quốc tế cho thấy, trung b́nh hằng năm có khoảng 5 triệu con chó và 1 triệu con mèo bị buôn bán và giết thịt tại Việt Nam.
Trước đó, từ năm 2018, Hà Nội đă kêu gọi ngừng tiêu thụ thịt chó, mèo. Năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đề xuất cấm buôn bán thịt chó mèo tại các quận trong Thành phố.
Ngày 4/7/2023, Ban Công tác đại biểu cũng đă phối hợp với tổ chức truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia và tổ chức Soi Dog tổ chức tọa đàm "Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội".
Các đại biểu quốc hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu tại toạ đàm cho rằng, cần từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo không chỉ để Việt Nam thực hiện đúng với các cam kết quốc tế về phúc lợi động vật, mà c̣n góp phần đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe cộng đồng.