Suy giảm miễn dịch, pḥng bệnh sai cách, chưa tiêm chủng khiến người dưới 25 tuổi tăng nguy cơ nhiễm HPV.
Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên, thêm rằng nhóm 15-24 tuổi chiếm phần lớn ca nhiễm HPV mới. Khi nhiễm các chủng đặc biệt và dai dẳng, nguy cơ tiến triển bệnh ung thư và bệnh vùng sinh dục cao hơn. Các yếu tố nguy cơ được bác sĩ Phương nêu dưới đây:
Chưa tiêm ngừa HPV
Điều tra của Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2021 cho thấy, 12% phụ nữ và trẻ em gái 15-29 tuổi được tiêm vaccine, chỉ 28% phụ nữ 30-49 tuổi đă được khám sàng lọc ung thư. Nếu quan hệ t́nh dục sớm, không an toàn, nhóm này nguy cơ cao mắc ung thư do HPV.
T́nh dục không an toàn
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), HPV có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc da kề da, quan hệ t́nh dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng... Nếu quan hệ t́nh dục không an toàn hoặc có nhiều bạn t́nh, nguy cơ nhiễm rất cao. Bên cạnh đó, người mang virus thường không có triệu chứng, do đó khó nhận biết để pḥng tránh.
T́nh dục sớm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Một phân tích về hoạt động t́nh dục sớm và nguy cơ ung thư cổ tử cung tại châu Phi, đăng tải tại Thư viện Y tế Quốc gia Mỹ về Thuốc năm 2023, cho thấy hoạt động t́nh dục trước 18 tuổi làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, dẫn đến loạn sản cổ tử cung và các bất thường. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nhóm phụ nữ hoạt động t́nh dục trước 18 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn 2,95 lần so với nhóm phụ bắt đầu quan hệ t́nh dục muộn hơn.
Nữ giới khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine HPV tại VNVC. Ảnh: Kim Oanh
Thiếu kiến thức về giới tính
Khi bước vào tuổi dậy th́, nhu cầu t́nh dục xuất hiện. Nếu thiếu kiến thức về giới tính, t́nh dục, việc quan hệ t́nh dục sớm dễ xảy ra, dẫn tới nhiều hậu quả trong đó có nhiễm HPV.
Theo bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, hầu hết trường hợp nhiễm HPV có thể tự khỏi, song một số chủng nguy cơ cao gây ung thư tại các vị trí: tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, miệng họng... Quá tŕnh phát triển ung thư do HPV rất phức tạp, gồm nhiều bước. Ban đầu, virus xâm nhập cơ thể, phát triển các tổn thương tiền ung thư. Theo thời gian các tổn thương này tiến triển thành ung thư xâm lấn. Thời gian để phát triển ung thư khác nhau tùy từng người, có thể kéo dài từ nhiều năm đến vài thập niên.
Do đó, để ngăn nhiễm HPV, bác sĩ khuyến cáo người dưới 25 tuổi thực hiện các biện pháp pḥng ngừa như sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ t́nh dục, tiêm vaccine ngăn ngừa một số chủng virus; không quan hệ t́nh dục sớm.
Hiện Việt Nam có hai loại vaccine HPV gồm Gardasil và Gardasil 9 giúp pḥng ngừa mụn cóc sinh dục và các bệnh lư ung thư. Trong đó, vaccine Gardasil 9 sử dụng được cho nam và nữ 9-45 tuổi.
Độ tuổi vàng để tiêm là 9-14 tuổi do có khả năng nhiễm HPV thấp hơn, từ đó hiệu lực bảo vệ có thể trên 90%. Trẻ từ 9-14 tuổi cần hai mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 6 tháng. Người từ 15-45 tuổi tiêm ba mũi trong ṿng 6 tháng. Người quên lịch tiêm hoặc trễ lịch tiêm, không cần tiêm lại từ đầu mà tiêm tiếp theo liệu tŕnh phù hợp.
VietBF@sưu tập