Trung QUốc đang cho thấy ḿnh là một đất nước có lực lượng quân sự hùng mành. Tầu ngầm diesel -điện của Trung Quốc được trang bị vũ khí khủng nhất thế giới. Uy lực của loại vụ khí này đă được các chuyên gia chỉ rơ ưu nhược.
Theo National Interest, Trung Quốc năm 2010 đă hạ thủy tàu ngầm lớp Qing duy nhất, sau 6 năm chế tạo.
Với lượng giăn nước 6.628 tấn, chiều dài gần tương đương kích thước của một sân bóng đá (92 mét), đây là tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới từng được chế tạo.
Không giống như đa số các tàu ngầm thông thường, tàu ngầm Type 032 không chỉ có thể phóng tên lửa hành tŕnh tầm xa mà c̣n được trang bị ống phóng tên lửa đạn đạo (SLBM) với khả năng mang theo đầu đạt hạt nhân.
Bắc Kinh cho đến nay vẫn giữ bí mật hoàn toàn về loại tàu ngầm tối tân này. Có tin đồn rằng Type 032 chỉ đơn giản là tàu ngầm làm nhiệm vụ phóng thử tên lửa, phiên bản phóng tên lửa đạn đạo trên biển với chi phí thấp hơn hoặc là mẫu thử nghiệm cho các phiên bản sẽ xuất sang Pakistan.
Trong quá khứ, các tàu ngầm hạt nhân luôn giành lợi thế lớn khi lặn và cả về độ ồn so với tàu ngầm diesel truyền thống. Tàu ngầm diesel có thể lặn một cách yên tĩnh trong vài ngày trước khi phải nổi lên, trong khi tàu ngầm hạt nhân lại có thể làm điều này trong nhiều tháng.
Trung Quốc dám chế tạo tàu ngầm diesel có kích thước lớn như Type 032 nhờ Hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP). Hệ thống này bao gồm hàng loạt các công nghệ hiện đại, cho phép tàu động cơ và máy phát điện trên tàu ngầm có thể hoạt động trong khi tiêu thụ rất ít hoặc thậm chí là không cần khí oxy.
Hệ thống AIP thậm chí c̣n hoạt động yên tĩnh hơn cả ḷ phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm. Kết quả là tàu ngầm thông thường có thể hoạt động hiệu quả tới hàng tuần. Nhược điểm duy nhất là tốc độ tàu ngầm khi hoạt động trong trạng thái này không lớn.
Tàu ngầm đầu tiên được trang bị hệ thống AIP là các tàu lớp Gotland của Thụy Điển, vốn được đưa vào biên chế hải quân năm 1996. Tàu ngầm có thể lặn sâu liên tục trong 30 ngày. Trong một số kịch bản chiến tranh, tàu ngầm Gotland c̣n âm thầm vượt qua mạng lưới pḥng thủ của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Kể từ đó, Trung Quốc đă chế tạo 15 tàu ngầm lớp Yuan hay Type 039A, sử dụng công nghệ AIP. 20 chiếc nữa đang được lên kế hoạch chế tạo. Giống như các tàu Gotland, tàu ngầm lớp Yuan đóng vai tṛ “tàng h́nh” ở cự ly ngắn, áp sát tàu nổi đối phương gần bờ.
Tàu ngầm lớp Qing lại đạt đến bước tiến lớn nhất trong năng lực chế tạo tàu ngầm Trung Quốc. Có thể nói, tàu ngầm Type 032 là sự kết hợp của hệ thống AIP với các trang thiết bị vũ khí mạnh mẽ nhất.
Tàu Type 032 có từ 2-3 ống phóng tên lửa đạn đạo thẳng đứng JL-2A Ju Lang. Tên lửa có tầm bắn tối đa lên tới 8.000 km và có khả năng tích hợp một đầu đạn hạt nhân 1.000 kT hoặc 3-4 phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV).
Tên lửa JL_2 lần đầu tiên thử nghiệm năm 2001 và là vũ khí chính trang bị trên tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Jin của Trung Quốc. Tàu Type 094 đă bắt đầu chuyến tuần tra răn đe hạt nhân từ năm 2015.
Về lư thuyết, tàu ngầm Type 032 là phiên bản “giá rẻ” có năng lực tương đương dù kho vũ khí và khả năng lặn sâu trong thời gian dài không bằng các tàu Type 094.
4-5 ống phóng thẳng đứng ở mũi tàu ngầm lớp Qing có thể phóng tên lửa hành tŕnh chống hạm JL-18B Yingji. Ở giai đoạn cuối, tên lửa đạt vận tốc lên tới 3.000 km/giờ.
JL-18B được dẫn hướng bằng vệ tinh, có tầm bắn từ 177 km đến 482 km. Tàu ngầm lớn nhất thế giới của Trung Quốc có thể phóng các tên lửa chậm hơn nhưng tầm bắn xa hơn như CJ-20A và các phiên bản CJ-10.
Tàu Type 032 c̣n được trang bị hai ống phóng ngư lôi, bao gồm ống phóng tiêu chuẩn 533 mm và cỡ lớn 650 mm. Là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất, Type 032 có thể mang theo 50 binh sĩ đặc nhiệm trong trường hợp cần thiết.
Ngoài trang thiết bị vũ khí, tính năng khác của Type 032 tỏ ra không mấy ấn tượng. Tàu ngầm này di chuyển khá chậm, chỉ khoảng 25 km/giờ, bằng một nửa tốc độ tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia của Mỹ.
Khả năng lặn chỉ đạt 160-200 mét, cũng xấp xỉ một nửa so với các tàu ngầm hiện đại khác. Rơ ràng, tàu ngầm lớp Qing không được thiết kế trong trường hợp cận chiến.
Trung Quốc chỉ chế tạo duy nhất một tàu ngầm thuộc lớp này củng cố lập luận rằng, Type 032 chủ yếu đóng vai tṛ phóng thử tên lửa. Trong tương lai, tàu ngầm này có thể được cải tiến để mang theo cả phương tiện di chuyển không người lái dưới nước.
Trung Quốc dự định bán 6 tàu ngầm Type 032 cho đồng minh Pakistan năm 2011 nhưng thương vụ đă thất bại hoặc thông tin không chính xác. Gần đây, Bắc Kinh xác nhận sẽ bán 8 tàu ngầm thuộc dự án S-26 và S-30 trị giá 4-5 tỷ USD cho Pakistan.
Con số này tương đương chi phí chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân. Các tàu ngầm sẽ đồng thời được chế tạo cả ở Pakistan và Trung Quốc. Karachi chỉ có thể nhận tàu ngầm sớm nhất vào năm 2020, thương vụ sẽ hoàn tất trong năm 2028.
Một số tin đồn tiết lộ, dự án S-30 thực chất dựa trên tàu ngầm Type 032. Pakistan sẽ tích hợp vào tàu ngầm 4 ống phóng tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất Babur do nước này nghiên cứu và giữ lại 2 ống phóng tên lửa đạn đạo.
National Interest nhận định, dù cải tiến đáng nể nhưng các tàu ngầm loại Type 032 Trung Quốc vẫn có những nhược điểm không thể khắc phục so với tàu ngầm hạt nhân.
Với những quốc gia như Trung Quốc, Pakistan, Iran hay Saudi Arabia, tàu ngầm diesel điện lại phù hợp hơn bởi không cần các tàu ngầm này hoạt động giữa đại dương rộng lớn.
Pakistan vốn nắm trong tay công nghệ hạt nhân, đặt mua tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa tầm xa từ Trung Quốc sẽ giúp nước này có trong tay công cụ răn đe mạnh mẽ mà gần như không thể ngăn chặn được.