Trung Quốc và Ấn Độ đă có cuộc chiến tranh biên giới cách đây 55 năm. Cũng là một chiến biên giới, giờ đây hai cường quốc của châu Á đang đứng trước bờ vực của chuộc chiến. Năm 1962, mâu thuẫn biên giới lên tới đỉnh điểm khi 80.000 quân Trung Quốc tràn vào Ấn Độ, mở đầu chiến tranh biên giới Trung-Ấn.
Ảnh minh họa.
Khi hai quốc gia hùng mạnh không thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề biên giới, rắc rối xảy ra. Đó là trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ vào tháng 10.1962.
Cao nguyên Aksai Chin một trong hai khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực này nối Tây Tạng với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc.
Ấn Độ cứng rắn với Trung Quốc
Căng thẳng Trung-Ấn bắt đầu từ năm 1959, khi Ấn Độ phát hiện ra việc Trung Quốc bí mật xây đường cao tốc nối Tây Tạng với Tân Cương, thông qua lănh thổ Ấn Độ ở cao nguyên Aksai Chin.
Đáp trả Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Jawaharlal Nehru ra lệnh tăng cường binh sĩ đến khu vực. Các nhóm binh sĩ Ấn Độ từ 5-10 người tiến vào vùng lănh thổ tranh chấp và lập tiền đồn ở đây.
Xung đột nhỏ lẻ nổ ra giữa hai bên khiến quân đội Ấn Độ đề xuất chuyển 7 tiểu đoàn từ biên giới Pakistan sang tăng viện. Tuy nhiên, chính phủ đă bác bỏ đề xuất này và ra lệnh tiếp tục lập tiền đồn.
Cựu đại tá Ấn Độ Anil Athale nhận định, Trung Quốc không có ư định chiếm thêm đất. Nhưng Ấn Độ buộc phải có hành động cụ thể trước sức ép từ người dân. Trong khi đó, quân đội đề xuất cần phải xây dựng cơ sở quân sự kiên cố ở Aksai Chin để đề pḥng.
T́nh h́nh biên giới trở nên phức tạp khi Trung Quốc gửi thông điệp tới Ấn Độ, nhấn mạnh rằng quân đội nước này chiếm ưu thế ở biên giới và New Delhi tốt nhất là nên tránh việc kích động chiến tranh.
Binh sĩ Ấn Độ chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cho rằng chiến lược lập tiền đồn là một thành công, khiến Trung Quốc phải kiềm chế trong 2 năm qua. “Chúng ta phải giương cao lá cờ của ḿnh”, đó là mệnh lệnh.
Ngày 14.10.1962, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải bài xă luận, nhắc nhở độc giả về khả năng một cuộc tấn công nhằm vào Ấn Độ xảy ra. “Những tuyên bố của Thủ tướng Nehru chỉ càng khiến cho Trung Quốc sẵn sàng tấn công Ấn Độ”.
Hai ngày sau đó, khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra khi Liên Xô t́m cách đưa vũ khí hạt nhân đến Cuba. Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể đă tính toán về việc Mỹ phải tập trung giải quyết căng thẳng mà không thể giúp Ấn Độ.
Chuyên gia t́nh báo hàng đầu của Mỹ, Bruce Riedel từng nhận định, mục tiêu tiến quân của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khi đó ngoài vấn đề lănh thổ c̣n nhằm làm bẽ mặt Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, đồng thời chứng tỏ sức mạnh với Tổng thống Mỹ John F.Kennedy và lănh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev.
Quân Trung Quốc tràn qua biên giới
Ngày 20.12.1962, 80.000 quân Trung Quốc mở hai đợt tấn công đồng thời cách nhau 1.000km. Lực lượng Ấn Độ trấn giữ biên giới chỉ khoảng 10.000-12.000 người.
Cuộc chiến kéo dài một tháng trong điều kiện khắc nghiệt ở độ cao trên 4.250 m, thời tiết giá lạnh và hai bên đều không sử dụng không quân.
Binh sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.
Quân Trung Quốc tấn công với quân số đông gấp nhiều lần lại sử dụng súng trường tự động trong khi Ấn Độ chỉ có những khẩu súng bắn từng phát một lỗi thời nên dễ dàng chiếm ưu thế.
Ở mặt trận phía đông, quân Trung Quốc mở đợt tấn công vào phía nam bờ sông Namka Chu. Một tiểu đoàn Ấn Độ không thể chống đỡ 3 trung đoàn Trung Quốc và thất thủ sau vài giờ.
Lực lượng Ấn Độ dự định tập kích khi quân Trung Quốc tiến qua 5 chiếc cầu bắc qua sông. Nhưng phía Trung Quốc đă dự tính trước, dồn pháo kích từ sáng sớm đồng thời tấn công từ nhiều hướng khiến quân Ấn Độ bỏ chạy khỏi chiến hào.
Lực lượng Ấn Độ pḥng thủ biên giới cũng không thể gọi điện yêu cầu chi viện v́ đường dây liên lạc bị cắt đứt. Nhiều binh sĩ Ấn Độ phải chạy qua Bhutan để thoát thân v́ quân Trung Quốc không vượt qua ranh giới này.
Tại những điểm nóng giao tranh khác, quân Ấn Độ hầu như chỉ kháng cự yếu ớt trước khi đồng loạt bỏ chạy.
Ở mặt trận phía tây trên cao nguyên the Aksai Chin, Trung Quốc dễ dàng nắm quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp. Lực lượng Ấn Độ cố thủ tại các cứ điểm hầu hết đều bị tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh.
Đến ngày 24.10, quân Trung Quốc xộc thẳng vào lănh thổ Ấn Độ, tiến sâu thêm 16km trước khi nhận lệnh tạm thời ngừng tấn công từ Thủ tướng Chu Ân Lai. Phía Trung Quốc gửi thư yêu cầu phân địch lại biên giới tranh chấp.
Ấn Độ bác bỏ đề nghị này khiến chiến sự quay trở lại vào ngày 14.11. Giao tranh nổ ra ác liệt nhất tại Rezang La, khi 123 binh sĩ Ấn Độ tiêu diệt 1.300 quân đối phương.
Sau trận đánh này, quân Ấn Độ dù chiến thắng nhưng vẫn phải rút gần hết khỏi cao nguyên Aksai Chin. Điểm xa nhất mà quân Trung Quốc tới được là ngoại ô thành phố Tezpur, bang Assam, nằm sâu trong biên giới Ấn Độ 50km.
Bản đồ minh họa điểm nóng tranh chấp biên giới Trung-Ấn. Cao nguyên Aksai Chin rơi vào tay Trung Quốc sau chiến tranh biên giới năm 1962.
Chính quyền địa phương ra lệnh cho người dân sơ tán trong khi quan chức ở lại để phá hủy các tài liệu và kho dự trữ tiền mặt đề pḥng khả năng rơi vào tay Trung Quốc.
Trước nguy cơ thảm bại, Thủ tướng Ấn Độ Nehru đă phải cầu cứu Mỹ. Ông yêu cầu người đồng cấp Kennedy điều chiến đấu cơ và máy bay vận tải đến hỗ trợ quân Ấn Độ. New Delhi c̣n muốn có thêm 2 phi đội oanh tạc cơ B-47 để dội bom Tây Tạng.
Đáp lời, Tổng Thống Mỹ Kennedy khi đó đă ra lệnh điều đội tàu sân bay áp sát Ấn Độ vào ngày 19.11. Chuyên gia Riedel nhận định, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Trung Quốc vội tuyên bố ngừng bắn và rút quân vào ngày 21.11.
Thiệt hại đối với Ấn Độ sau một tháng giao tranh là khá nặng nề. Ước tính 1.383 binh sĩ thiệt mạng, 1.047 người bị thương, 1.696 người mất tích và gần 4.000 lính bị bắt làm tù binh. Thương vong bên phía Trung Quốc ước tính hơn 2.300 người.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962 được coi là thắng lợi đối với Trung Quốc bởi Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát cao nguyên Askai Chin (rộng gần 38.000km2) đến tận ngày nay, kết nối Tây Tạng với Tân Cương.
Sau chiến tranh, Ấn Độ phải đánh giá lại mối đe dọa từ Trung Quốc và cương quyết đi theo con đường phát triển vũ khí hạt nhân.
Về phần ḿnh, mỗi khi xảy ra căng thẳng biên giới, Bắc Kinh đều nhắc nhở New Delhi về “bài học năm 1962”.