VBF-Các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ đang phải cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Chẳng khác nào thời xưa khi đi đánh nhau mà máu me đầy người. Giờ đây các cửa hàng đóng cửa rũ rượi và có thể thấy một số hăng đóng đến cả 100 cửa hàng.
Bài ERIC TRẦN
Khi nói ngành bán lẻ, nhiều người trong giới tiêu thụ chúng ta thường nghĩ rằng đó là cái tiệm tạp hóa, bán ba thứ lặt vặt như cái Liquor Store ở đầu đường, hoặc tiệm 7-Eleven ở mấy trạm xăng…. Hoàn toàn không phải thế. Tuy cũng bán lẻ, nhưng những cửa hàng cỏn con ấy được gọi là “convenience stores.” Khi thị trường nói về Retail Industry (Ngành Bán Lẻ), chúng ta phải hiểu rằng đó là những siêu thị bán hàng trực tiếp cho giới tiêu thụ, bao gồm những tên tuổi khổng lồ như Walmart, Target, Sears, JC Penny, Whole Foods.
Những cửa hàng lớn theo nhau đóng cửa, khiến người ta sợ rằng ngành bán lẻ như chúng ta biết trước nay có thể sắp bước vào tận thế.
Và gần đây là Amazon, một cửa hàng chuyên bán lẻ qua mạng. Viễn cảnh một cuộc giao đấu khốc liệt trong ngành bán lẻ, có thể đưa đến sự biến mất của những đơn vị kinh doanh khổng lồ, thậm chí có thể gọi là ngày tàn của ngành bán lẻ mà chúng ta vốn đă quen thuộc trước nay. Liệu có xảy ra chuyện đó không trên đất nước thương mại phồn thịnh này?
Nhưng những tiệm tạp hóa như Liquor Stores ở đầu đường hoặc 7-Eleven tại các trạm xăng … có thể lại không ảnh hưởng bao nhiêu trong cuộc đấu khốc liệt đang diễn ra trong ngành bán lẻ.
Câu hỏi đó, nếu có gây ra xôn xao, th́ cũng chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây thôi. Vào những năm cuối thế kỷ 20, chắc chẳng ai nghĩ tới sự rung rinh của những “người khổng lồ” như Walmart, Target, Sears.... Không phủ nhận có sự cạnh tranh sát phạt, đưa nhiều tên tuổi vào suy thoái, nhưng sự canh tranh xảy ra cũng chỉ là giữa những “con sư tử” cùng chung một cánh rừng thôi: K-Mart có chết là v́ đấu không lại Walmart. Chứ ít ai đặt vấn đề ngay cả Walmart cũng có thể tiêu vong (?) v́ một đối thủ cạnh tranh khách hàng. Mà đối thủ này lại là một chàng mới vào nghề, chưa được bao nhiêu tuổi đời trong lịch sử bán hàng.
Thực ra, không ai nói được rằng “chàng” nào sẽ thắng. Nhưng cuộc so găng chắc chắn là rất gay cấn. Đến nỗi nhà báo Kenneth Hanner, cây bút chuyên về thị trường đă nhận định trên số Tháng Mười của tạp chí New Max như sau: “Hai người khổng lồ này đang chuẩn bị nện nhau chí tử. Khi hai con voi cùng quần thảo, th́ chắc chắn sẽ có rất nhiều ngón chân bị dập.” Chân voi mà đá nhau th́ nhiều ngón chân thiên hạ sẽ bị dập! không khác ǵ câu tục ngữ người Việt hay nói: Trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết.
Chàng voi thứ nhất, như mọi người có thể đoán ra, đó là Walmart, hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới. Chàng voi thứ hai cũng là một tên tuổi lớn, nhưng mới chỉ nổi lên gần đây, trong số người mua bán qua mạng Internet, đó là Amazon. Về cái tên tuổi này, chúng ta cần vài hàng để xem nó lớn cỡ nào mà có thể gây được sóng gió trên sàn đấu.
Amazon là một hệ thống bán lẻ trên mạng, được thành lập 23 năm trước, do Jeff Bezos, một chàng thanh niên Mỹ, khi đó mới 30 tuổi, sinh trưởng tai Seattle, Washington. Bezos lúc đầu chỉ là anh chàng bán sách qua mạng Online. Bây giờ vẫn là bán hàng qua mạng Online, nhưng Bezos kinh doanh đủ thứ, thượng vàng hạ cám, không thứ ǵ mà người tiêu thụ không thể t́m thấy trên mạng Amazon.com.
Vượt qua biên giới Mỹ, Amazon đă trở thành một tên tuổi khá được nâng niu của đông đảo khách hàng trên thế giới. Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa, Amazon nổi lên như một ngôi sao sáng ngời về rất nhiều phương diện, tạo cho khách hàng một cảm giác khoan khoái và b́nh yên gần như 100% khi ngao du qua các gian hàng mênh mông mà thực ra chỉ gói gọn trên khung h́nh computer tại nhà riêng của khách hàng mà thôi.
Mua hàng thật, trên mạng ảo, chỉ có ḿnh với ḿnh, nhưng nếu cần hỏi ǵ, bạn sẽ có ngay một nhân viên phục vụ qua điện thoại, dễ dàng và nhanh chóng hơn cả việc đi t́m một nhân viên trong cửa hàng trên phố. Cần hàng sớm? Có ngay, hàng sẽ giao trong hai ngày. Muốn sớm hơn? Ngay trong ngày được không? No Problem! Không hài ḷng khi nhận hàng? Trả lại dễ dàng, khỏi lo cước phí chuyên chở.
Nói tóm lại, mục tiêu là sự hài ḷng 100%. Mục tiêu đó, Amazon đă đạt được trong tâm lư của đa số khách hàng, đến nỗi có người từng phát biểu, “Khi so đo giá cả giữa nhiều nơi bán, dù hàng của Amazon có đắt hơn chăng nữa, tôi vẫn muốn mua của họ, chính là v́ sự yên tâm và tin tưởng.” Thật là một thành quả đáng tự hào.
Ông chủ Amazon.com, một ngôi sao sáng với nhiều chiêu kinh doanh độc đáo, gây nhiều sóng gió trên thị trường.
Nhưng Amazon dù đáng nể đến đâu, cũng chỉ là một h́nh ảnh tiêu biểu. Ngành bán lẻ qua mạng - vừa mênh mông, rộng lớn, lại vừa thiết thân, gần gũi – kể từ khi ra đời đến nay đă làm cho bao nhiêu cổ thụ lao đao, và... “trốc gốc.” Kiểm lại số thương vong, thị trường không khỏi ngậm ngùi tiễn đưa những tên tuổi sau đây:
1. Payless Shoes đă đóng cửa 512 chi nhánh: Hệ thống bán lẻ giầy dép trên toàn nước Mỹ đă phải cuốn cờ tại hàng trăm chi nhánh trong chương tŕnh khai phá sản theo Chapter 11.
2. Sears, Kmart: Đă đóng 293 chi nhánh trong một cuộc xuống dốc không thể hăm phanh nổi.
3. J.C Penny: Đă đóng 138 cửa hàng, với doanh số trong tam cá nguyệt thứ hai của năm 2017 giảm 1.3%. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của JC Penny đă giảm 83.63% trong 5 năm qua.
4. Macy: Đóng 100 cửa hàng, trong lúc cổ phiếu giảm 47% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, Macy vẫn c̣n thu hút được 43 triệu khách hàng, với doanh số 26 tỷ mỗi năm.
Chỉ cần kể mấy tên tuổi lớn, quen thuộc với những thành phần b́nh dân nhất trong giới tiêu thụ, chúng ta mới thấy rằng thị trường quả là băi chiến trường đầy... máu! Máu của ai? Của rất nhiều người, nhưng không bao giờ là của chúng ta, giới tiêu thụ.
Trái lại, cuộc chiến càng gay gắt th́ giới tiêu thụ càng được lợi. Đó là những ǵ đă xảy ra. Và có hề ǵ, kết quả của cuộc long tranh hổ đấu đang diễn ra giữa Walmart và Amazon, dù ai thắng ai thua, ngư ông hưởng lợi vẫn là chúng ta.