Muốn làm cung nữ hậu cung Trung Quốc phải qua sự kiểm tra gắt gao. Mỹ nữ không chỉ đẹp, khéo tay, thông minh, người thơm ngát mà c̣n việc quan trọng nhất. Đó là trinh tiết của người phụ nữ.
Trong các tiêu chuẩn tuyển mỹ nữ của hậu cung Trung Quốc thời cổ đại th́ dung mạo và nhân phẩm mới là hai thước đo quan trọng nhất. Trong đó, dung mạo là chỉ những điều kiện về sinh lư c̣n nhân phẩm là điều kiện mang cách nh́n chủ quan.
Những người phụ nữ có thể vào được hậu cung của Hoàng đế rồi làm phi tần không nhiều. Trong các cuộc tuyển mỹ nữ được thực hiện trên khắp cả nước, những người được lựa chọn đều là những người đă trải qua những đợt kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt. Một hội đồng cấp hoàng gia được thành lập để tiến hành t́m hiểu, kiểm tra những cô gái này một cách toàn diện từ độ tuổi, sinh lư tới tâm lư....
Trong quá tŕnh kiểm tra này, mỗi một bước đều được làm rất cẩn thận và tỉ mỉ. Tiêu chuẩn nói chung là dung mạo xinh đẹp, vóc dáng cao ráo, không được phép có bất cứ khuyết điểm nào về sinh lư.
Chẳng hạn như chỉ cần một nốt ruồi nhỏ trên má th́ cô gái đó coi như vĩnh viễn bị loại khỏi giấc mơ hoàng cung xa xỉ. Về độ tuổi th́ đối tượng được lựa chọn tuyển vào cung là những cô gái trẻ tuổi dưới 20. Tuy nhiên, tùy từng mục đích, nhu cầu cũng như quy chế của các triều đại mà quy định về độ tuổi cũng có khác nhau.
H́nh minh họa
Chẳng hạn triều nhà Hán khi tuyển mỹ nữ đều yêu cầu phải là những cô gái tuổi trên 13 và dưới 20. Đến thời Tam Quốc, vua nước Ngô là Tôn Hạo th́ ra quy định, các mỹ nữ được chọn đưa vào cung th́ tuổi nhất thiết phải là 15, không hơn không kém.
Đến thời nhà Bắc Tề thời Nam Bắc Triều, yêu cầu các mỹ nữ phải có độ tuổi từ 14 trở lên, 20 trở xuống. Đến thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, độ tuổi được nâng lên một chút, từ 15 trở lên và 20 tuổi trở xuống.
Đàn ông Trung Quốc có tâm lư thích các cô gái c̣n trinh tiết, người Trung Quốc gọi đùa là tâm lư “trâu già thích ăn cỏ non”. Theo quy luật sinh lư thông thường, 13 tuổi là độ tuổi các cô gái dậy th́, cũng là độ tuổi đẹp nhất. Chính v́ vậy, người Trung Quốc thời xưa mới cho rằng, đây là độ tuổi thích hợp nhất để lựa chọn các mỹ nữ cho Hoàng đế.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp các Hoàng đế giới hạn tuổi của các mỹ nữ được đưa vào cung xuống chỉ c̣n 11 tuổi. Đó là chuyện xảy ra vào đời vua Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Mặc dù Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi lên ngôi đă xác lập quy chế tuyển mỹ nữ tuổi phải từ 15 trở lên, tuy nhiên, vốn là một Hoàng đế biến thái nổi tiếng trong lịch sử triều Minh, những quy chế của tổ tông nào có thể trở thành ḥn đá ngáng đường với ông ta được.
Theo ghi chép của “Minh Hội Yếu”, một bộ sách 80 quyển ghi chép về điển chương nhà Minh th́ Hoàng đế Chu Hậu Thông từ khi lên ngôi cho tới khi từ giă cơi trần thực hiện rất nhiều lần tổ chức các đợt tuyển mỹ nữ.
Các cô gái xinh đẹp trên khắp cả nước có độ tuổi từ thấp nhất là 11 tuổi và cao nhất không quá 16 đều phải tham gia các đợt tuyển này. V́ sao Chu Hậu Thông lại bất chấp quy chế của tổ tiên ḿnh để tuyển chọn những thiếu nữ c̣n quá trẻ như vậy vào cung phục vụ? Nhiều người nói rằng, nguyên nhân là do Chu Hậu Thông tin vào các loại “xuân dược” và thuốc trường sinh bất lăo của bọn đạo sỹ.
(Ảnh minh họa)
Theo lời bọn đạo sỹ này th́ kinh nguyệt lần đầu tiên của các cô gái có thể dùng làm nguyên liệu để luyện thuốc tráng dương. V́ vậy Chu Hậu Thông đă cho tuyển những cô gái có độ tuổi trước khi phát dục vào cung để các đạo sỹ có thể có một nguồn nguyên liệu luyện đan dồi dào. Nhiều cô gái chưa tới tuổi dậy th́ c̣n bị bọn đạo sỹ hạ lệnh dùng thuật thúc kinh để có nguyên liệu làm thuốc.
Từ trường hợp biến thái và bệnh hoạn của Chu Hậu Thông có thể thấy những tiêu chuẩn, quy định trong việc tuyển chọn mỹ nữ thực tế chỉ là mang tính tương đối. Trong những trường hợp cụ thể, độ tuổi không phải là thứ cần phải tính đến. Chỉ cần có nhan sắc và lọt vào mắt xanh của Hoàng đế th́ đến gái góa cũng có thể vào cung. Xem như vậy th́ độ tuổi là điều kiện cơ bản tuy nhiên không phải là điều kiện quan trọng nhất.
Trong các tiêu chuẩn tuyển mỹ nữ của hậu cung Trung Quốc thời cổ đại th́ dung mạo và nhân phẩm mới là hai thước đo quan trọng nhất. Trong đó, dung mạo là chỉ những điều kiện về sinh lư c̣n nhân phẩm là điều kiện mang cách nh́n chủ quan. Trong những t́nh huống thông thường, điều kiện được các Hoàng đế Trung Quốc quan tâm nhất chính là điều kiện về mặt sinh lư.
Các mỹ nữ được tuyển đưa vào hậu cung của Hoàng đế có cần kiểm tra cơ thể hay không? Câu trả lời đương nhiên là có. Sách “Hậu Hán Thư – Hoàng hậu kỷ”, quyển số 10 có chép về việc Đông Hán Quang Vũ Đế là Lưu Tú khi c̣n đương chính phái đại thần giúp ḿnh lựa chọn mỹ nữ bổ sung vào hậu cung.
Trong quá tŕnh này, một trong những công đoạn không thể thiếu chính là kiểm tra thân thể. Theo ghi chép trong sách này th́ phàm là những cô gái có nhan sắc đều là đối tượng tham gia tuyển chọn. Sau khi đă lọc xong đối tượng, người ta dùng xe chở toàn bộ về hậu cung để tiến hành kiểm tra và chọn lựa.
(Ảnh minh họa)
Lần tuyển chọn này chủ yếu dựa trên dung mạo. Sau đó lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa. Mục tiêu là kiểm tra về mặt sinh lư, thực tế là xem các cô gái có c̣n là trinh nữ hay không, về mặt sinh lư có bị khuyết tật nào không. Sau nhiều lần chọn lọc như vậy, người ta mới t́m và chọn ra cô gái có dung mạo xinh đẹp nhất để dâng cho Hoàng đế “sủng hạnh”.
Việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ bao gồm kiểm tra những ǵ? Câu trả lời là toàn bộ. Tuy nhiên, theo những ǵ sử sách c̣n ghi chép lại th́ có thể khẳng định rằng, việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ được thực hiện cực kỳ cẩn thận tỉ mỉ và nghiêm ngặt. Người được lựa chọn phải là một mỹ nữ thực sự hoàn mỹ, không hề có tỳ vết, chỉ một vết bớt nhỏ ở ngực hay một nốt ruồi thậm chí ở cánh tay cũng ngay lập tức bị loại.
Với những cuộc kiểm tra “sát sao” như vậy đương nhiên người thực hiện phải là thái giám. Và c̣n để chắc chắn rằng, Hoàng đế là người đàn ông đầu tiên sở hữu cơ thể các mỹ nữ, các thái giám thực hiện việc kiểm tra này đều là các nữ thái giám, tức các nữ quan trong hậu cung.
“Hán tạp sự bí tân” là một cuốn sách viết khá đầy đủ về chuyện bí sử trong hậu cung nhà Hán. Trong cuốn sách này có đoạn ghi chép về “kết quả” kiểm tra cơ thể của Hoàng hậu Lương Doanh, vợ Hán Hoàn Đế Lưu Chí khi lần đầu tiên được tuyển vào cung. Sách chép rằng, Lưu Chí nghe mọi người nói rằng con gái của đại tướng quân Lương Thương là Lương Doanh dung mạo vô cùng xinh đẹp, phẩm hạnh cũng tốt, hiền thục nết na v́ vậy muốn lấy Lương Doanh, phong làm Hoàng hậu.
Lưu Chí phái một nữ quan trong hậu cung của ḿnh tên là Ngô Hử tới phủ họ Lương để t́m hiểu t́nh h́nh, quan sát dung mạo và dáng đi của Lương Doanh. Sau đó, Lưu Chí muốn kiểm tra toàn diện cơ thể Lương Doanh trước khi quyết định. Ban đầu, Lương Doanh không đồng ư, cho rằng đó là chuyện sỉ nhục đối với con gái nhà danh giá như cô. Măi tới khi Ngô Hử lấy thánh chỉ của Lưu Chí ra, Lương Doanh mới đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Sau khi Lương Doanh đă đồng ư, Ngô Hử theo tiểu thư họ Lương tới pḥng ngủ của cô. Khi cửa pḥng được đóng lại, Ngô Hử cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người Lương Doanh bắt đầu kiểm tra. Theo ghi chép của “Hán tạp sự bí tân”, đầu tiên họ Ngô bắt Lương Doanh đi vài ṿng xunh quanh pḥng để quan sát dáng đi.
Tiếp đó lại bắt Lương Doanh dùng tay giữ mái tóc lên cao để lộ cổ và tai. Lúc đó, Ngô Hử mới lại gần sờ nắn, quan sát khắp toàn thân Lương Doanh để khẳng định Lương Doanh vẫn c̣n là trinh nữ. Cuối cùng, Ngô Hử bắt Lương Doanh hô to nhiều lần câu: “Hoàng đế vạn tuế!” để kiểm tra giọng nói. Lương Doanh khi đó tuổi c̣n rất nhỏ, lần đầu tiên bị người khác bắt cởi bỏ hết quần áo rồi sờ nắn khắp người nên cảm thấy xấu hổ vô cùng, liên tục lấy tay che hết chỗ này chỗ khác bị Ngô Hử trách mắng nhiều lần.
Thực tế th́ việc tổ chức các cuộc tuyển chọn mỹ nữ vào hậu cung của các Hoàng đế diễn ra trên khắp thế giới theo nhiều h́nh thức khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ chỉ có ở Trung Quốc với một nền thống trị của các triều đại phong kiến kéo dài hàng ngàn năm th́ việc tuyển lựa mỹ nữ cho Hoàng đế mới h́nh thành những tiêu chuẩn, quy chế và quy tŕnh một cách đầy đủ và chi tiết đến như vậy.