Alexandre de Rhodes (phiên âm Hán Việt là A Lịch Sơn Đắc Lộ, 15 tháng 3 năm 1591 – 5 tháng 11 năm 1660) là một nhà truyền giáo Ḍng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Avignon. Ông đă góp phần quan trọng vào quá tŕnh truyền bá Công giáo tại Việt Nam và việc h́nh thành chữ quốc ngữ.
Anh Trường là hướng dẫn viên du lịch, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nhưng trong ḷng vẫn mong ngóng về một điều bấy lâu, đó là được tới tận nơi ngài Alexander De Rhodes an nghỉ, đặt lên mộ ngài một bó hoa và nói nên lời cảm tạ từ đáy ḷng.
“Từ thuở c̣n sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đă thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rhodes, người đă có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta.
Và may mắn thay, trong chuyến đi Iran lần này. Một cơ duyên vô cùng quư báu đă giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran.
Từ lời gợi ư của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang công giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, v́ thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.
Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của ḿnh, cô Malih- một hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận t́nh giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đă đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người công giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.
Sau quá tŕnh t́m kiếm, thông qua một người bạn gái gốc Armenia, cô Mila hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ư của người quản lư ở nghĩa trang.
Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lư ở nhà thờ Vank, ông đă nhiệt t́nh viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất tŕnh cho người quản lư ở nghĩa trang.
Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.
NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG
Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dăy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để t́m ra vị trí lăng mộ của ngài. Chúng tôi t́m gặp một cụ già quản mộ ở đây ḍ hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….
Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. C̣n ngôi mộ của ông không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá h́nh chữ nhật nằm khép ḿnh khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.
Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đă có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.
Ông đă mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đă giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.
Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ ông. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẻ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc.
Nh́n thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: ông ấy là ai mà chúng tôi có vẽ tôn kính thế.
Và ông đă vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đă có công hoàn thiện bản chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt -Bồ- La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.
Qua cuộc chuyện tṛ, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đă làm việc ở đây được 17 năm.
Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không.
Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: v́ là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng th́ cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai c̣n nhớ.
V́ thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó th́ ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đă mất…
Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của ông. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ ông tựa như lời th́ thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời ông cống hiến v́ đạo. Và trong quá tŕnh truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.
Ông đă không quản khó nhọc để t́m cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, ngài đă lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây ông không c̣n một người bà con họ hàng nào nhớ đến ông để thỉnh thoảng ghé thăm chăm nom nấm mồ của ông nữa, nhưng có lẽ ông cũng ấm ḷng khi biết rằng vẫn c̣n đó những người con nước Việt.
Vẫn c̣n đó hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ Măi Măi không bao giờ quên ơn ông. Người đă có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.
Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đă có được bảng chữ cái của riêng ḿnh. Một bảng chữ cái dựa trên các kư tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.
Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với ḷng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !”
Esfahan, Iran.
Sài G̣n
07-01-2019