Không thể quá phụ thục vào Trung Quốc, lần đầu tiên Tổng thống Trump ra lệnh tự khai thác đất hiếm. Ông tuyên bố Lầu Năm Góc phải tăng cường sản xuất đất hiếm, Trung Quốc có thể cắt nguồn cung bất cứ lúc nào.
Reuters hôm 23/7 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă lần đầu đề cập tới khả năng nước Mỹ tự sản xuất đất hiếm và nam châm làm từ đất hiếm.
Tổng thống Trump lần đầu lên tiếng chỉ đạo Bộ Quốc pḥng Mỹ t́m cách khai thác đất hiếm.
Ông Trump theo đó đă ra lệnh cho Lầu Năm Góc t́m cách tăng cường sản xuất nam châm đất hiếm vốn được sử dụng trong các động cơ đặc biệt cho quân đội Mỹ.
Đất hiếm là tổ hợp của 17 nguyên tố hóa học, là nguyên liệu dùng để chế tạo vũ khí, điện tử tiêu dùng và hàng loạt các hàng hóa khác mà không có nguyên liệu nào khác thay thế được.
Tổng thống Trump cho biết, Mỹ không đủ năng lực để chế tạo nam châm vĩnh cửu cấu thành từ đất hiếm, có thể chịu được nhiệt độ cao và có khả năng chống ăn ṃn. Nam châm vĩnh cửu thường được dùng trong các tên lửa dẫn đường có tính chính xác cao, bom thông minh và máy bay phản lực quân sự.
Tổng thống Mỹ cảnh báo quốc pḥng quốc gia sẽ phải chịu thiệt hại nếu không chuẩn bị đầy đủ kho dự trữ nguyên liệu này, trước kịch bản đe dọa từ các nhà cung cấp Trung Quốc.
Chỉ đạo từ nhà lănh đạo Mỹ cũng được gửi tới các lănh đạo các Ủy ban của Quốc hội, theo yêu cầu của Đạo luật Sản xuất Quốc pḥng (DPA) ra đời từ năm 1950, cho phép Tổng thống Mỹ và Lầu Năm Góc được mua các thiết bị cần thiết cho quốc pḥng.
Mỹ từng dẫn đầu thế giới trong sản xuất đất hiếm và nam châm đất hiếm. Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc hiện đang thống trị ngành công nghiệp khai thác đất hiếm. Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng chiêu bài đất hiếm để tạo lợi thế cạnh tranh trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai nước.
Theo ước tính từ Chính phủ Mỹ, Trung Quốc đang sản xuất gần 2/3 lượng nam châm đất hiếm trên thế giới.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump chỉ đạo về việc tự lực khai thác đất hiếm. Nhưng ư tưởng tự khai thác đất hiếm để đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đặc biệt này đă được Bộ Quốc pḥng Mỹ lên kế hoạch từ lâu.
Trong một thông báo chính thức từ tháng 5 vừa qua, Bộ Quốc pḥng Mỹ đang t́m kiếm nguồn ngân sách liên bang mới để thúc đẩy việc sản xuất đất hiếm trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Động thái được đưa ra ngay sau khi có tin Bắc Kinh xem xét cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ.
Đề nghị của Lầu Năm Góc được đưa ra trong một báo cáo gửi cho Nhà Trắng và được báo cho quốc hội hồi cuối tháng 5.
Đề nghị của Lầu Năm Góc được đưa ra trong một báo cáo gửi cho Nhà Trắng và được báo cho quốc hội cũng về việc khai thác đất hiếm tại Mỹ.
Các công ty quốc pḥng Mỹ Raytheon và Lockheed Martin dùng đất hiếm trong hệ thống hướng dẫn và bộ cảm biến cho tên lửa. Đất hiếm cũng rất cần thiết cho những thiết bị quân sự quan trọng khác như động cơ máy bay, laser, và thiết bị nh́n xuyên đêm. Không khó để h́nh dùng sự lo ngại của Mỹ về nguyên liệu độc đáo này.
80% lượng đất hiếm nhập vào Mỹ trong giai đoạn 2014-2017 là từ Trung Quốc trong khi hiện nay không có nhiều bên cung cấp khác có thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Mỹ cho hay, Lầu Năm Góc “tiếp tục làm việc với tổng thống, quốc hội và ngành công nghiệp Mỹ để cải thiện khả năng cạnh tranh của Mỹ trong thị trường khoáng sản này”.
Mỏ Mountain Pass ở bang California hiện là cơ cở đất hiếm hoạt động duy nhất tại Mỹ. Nhưng công ty MP Materials, chủ Mountain Pass cho hay, mỗi năm họ đều chuyển khoảng 50.000 tấn đất hiếm cô đặc từ California đến Trung Quốc để chế biến, theo Reuters.
Hiện có ít nhất 3 công ty ở Mỹ đang xây dựng nhà máy chế biến đất hiếm, trong đó có một nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào năm tới. Hai nhà máy c̣n lại không thể đi vào hoạt động cho đến năm 2022.
Mới đây có thông tin Tập đoàn khai thác đất hiếm Lynas hoạt động tại Malaysia đă liên doanh với Blue Line Mining có trụ sở tại Texas để thành lập một nhà máy sản xuất đất hiếm ở Mỹ.
Điều này có nghĩa Mỹ có thể sẽ có công nghệ Trung Quốc mà Lynas đang sử dụng để khai thác ở Malaysia đưa đến Texas. Chưa rơ kế hoạch này có trót lọt hay không.