Năng suất lao động của người Việt Nam năm 2018 làm ra 102,2 triệu đồng. So với sức mua tương đương 2011 cao hơn Campuchia nhưng thua xa Thái Lan. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ......
Bức tranh toàn cảnh năng suất lao động Việt Nam với nhiều số liệu cho năm 2018 được ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ tại Hội nghị "Cải thiện năng suất lao động xă hội" sáng ngày 7/8 ở Hà Nội.
Theo tính toán của cơ quan này, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 102,2 triệu đồng (tương đương 4.521 USD một người). Tính theo giá so sánh, con số này tăng 6% so với năm 2017.
Tính theo sức mua tương đương (PPP) năm 2011, mức tăng b́nh quân 4,8% một năm của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 cao hơn mặt bằng chung nhưng năng suất vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Chưa kể, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ cao hơn Campuchia trong Đông Nam Á nhưng chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nhận định, quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động c̣n chậm là một trong những lư do chính khiến năng suất chưa cải thiện. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành năng suất thấp nhất (39,8 triệu đồng một lao động), bằng khoảng một phần ba so với các khu vực khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Bích Lâm, già hóa dân số sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động trong tương lai. Hơn nữa, tỷ lệ lao động đă qua đào tạo c̣n thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lư, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường c̣n lớn. Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị quy tŕnh công nghệ c̣n lạc hậu. Lượng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng song hiệu suất quản lư doanh nghiệp vẫn c̣n thấp cũng là một nguyên nhân.