Theo China Morning Post, hệ thống chấm điểm "tín dụng xă hội" của Trung Quốc sẽ khiến các công ty Mỹ và nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn khi kinh doanh tại thị trường 1,4 tỷ dân.
Theo South China Morning Post, chính quyền Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống được gọi là "tín dụng xă hội", thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá các cá nhân trong độ tuổi 18-45 và hàng triệu doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại thị trường này.
Với hệ thống này, cá nhân và doanh nghiệp không tuân thủ những quy định và nguyên tắc Bắc Kinh đề ra sẽ bị trừng phạt. Với các công ty nước ngoài, chính quyền Trung Quốc sẽ phân tích những dữ liệu như hợp đồng kinh doanh, trách nhiệm xă hội, việc tuân thủ các quy định chung và số lượng Đảng viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Hệ thống "tín dụng xă hội" sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá các doanh nghiệp. Những công ty bị đưa vào sổ đen sẽ phải đối mặt với nhiều h́nh phạt như không được tiếp cận vốn vay giá rẻ, phải đóng thuế xuất nhập khẩu cao và thành viên chủ chốt bị cấm rời Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đă triển khai ồ ạt camera và công nghệ nhận diện khuôn mặt ở hàng chục thành phố để phục vụ hệ thống tín dụng xă hội. Ảnh: Washington Post.
Đ̣i áp các "giá trị Trung Quốc"
Công ty nước ngoài buộc phải cung cấp dữ liệu cho Bắc Kinh. "Mối lo ngại thực sự không phải là việc cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc, mà là liệu khối dữ liệu đó có được xử lư một cách công bằng, đúng mực hay không", South China Morning Post dẫn lời nhà phân tích Kendra Schaefer thuộc hăng nghiên cứu Trivium China ở Bắc Kinh nhận định.
Hệ thống "tín dụng xă hội" sẽ chính thức hoạt động từ năm 2020. Tuy nhiên, hiện chính quyền Bắc Kinh đă dùng nó để buộc doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận "áp dụng các giá trị Trung Quốc" vào những lĩnh vực được cho là nhạy cảm.
Năm ngoái, Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc gửi thông báo tới 36 hăng hàng không quốc tế, yêu cầu các công ty này chấm dứt gọi Đài Loan, Hong Kong và Macau là "quốc gia" trên trang web và trong tài liệu marketing của họ.
"Việc không chỉnh sửa sai sót này sẽ bị thể hiện trong điểm số tín dụng xă hội doanh nghiệp là 'hành vi cực kỳ không đáng tin cậy'", cơ quan này nhấn mạnh. Năm ngoái, chuỗi khách sạn Marriott cũng buộc phải lên tiếng xin lỗi v́ cách mô tả Hong Kong, Tây Tạng, Đài Loan và Macau.
Năm ngoái, chuỗi khách sạn Marriott phải xin lỗi v́ cách mô tả Hong Kong, Tây Tạng, Đài Loan và Macau. Ảnh: Washington Post.
Theo hệ thống chấm điểm tín dụng xă hội của Trung Quốc, xếp hạng của doanh nghiệp và các thành viên chủ chốt có mối quan hệ chặt chẽ. Ví dụ, một công ty bị chấm điểm thấp v́ vi phạm quy định kinh doanh th́ điểm số của lănh đạo cũng giảm theo.
Ngoài ra, doanh nghiệp hợp tác với công ty bị chấm điểm thấp cũng sẽ chịu số phận tương tự. Chuyên gia Schaefer nhận định điều đó có nghĩa là các công ty bị chấm điểm thấp chắc chắn sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn đang phát triển công nghệ phía sau hệ thống chấm điểm tín dụng xă hội. Do đó, tác động của nó lên môi trường kinh doanh sẽ chỉ thể hiện một cách rơ ràng trong vài năm nữa. Bắc Kinh cần nhiều thời gian để tích hợp kho dữ liệu của chính quyền các địa phương và tổ chức cá nhân, cũng như phát triển AI phân tích khối dữ liệu này.
Có thể đối mặt hậu quả lập tức
Hệ thống ra mắt năm 2020 sẽ chạy trên công nghệ dữ liệu cũ. "Trong 15-20 năm, hệ thống này sẽ phát triển thành một hệ thống dựa trên AI và dữ liệu", chuyên gia Schaefer cho biết.
Trên thực tế, các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc đă chật vật với những bộ quy định không rơ ràng và thường xuyên thay đổi. Chính quyền Trung Quốc vẫn ưu ái hỗ trợ các công ty nhà nước và đây là một vấn đề lớn đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Trump nhiều lần chỉ trích Trung Quốc ép buộc doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ quan trọng để đổi lấy thị phần. Việc Trung Quốc không chịu đối xử một cách công bằng với các doanh nghiệp Mỹ là một lư do dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Theo South China Morning Post, với những vấn đề nhạy cảm như Hong Kong, Đài Loan, Tân Cương hay Tây Tạng và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, các công ty có quan điểm khác biệt với Bắc Kinh có thể ngay lập tức hứng chịu hậu quả.
Các doanh nghiệp nước ngoài như Apple gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Ví dụ, chỉ trong chưa đầy một tuần, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) đă đánh mất phần lớn đối tác Trung Quốc tại thị trường này sau khi Tổng giám đốc đội Houston Rockets Daryl Morey đăng ḍng tweet ủng hộ phong trào biểu t́nh ở Hong Kong.
Tương tự, hăng game Mỹ Activision Blizzard cũng cấm cửa và tước giải thưởng của một game thủ v́ anh này có phát ngôn ủng hộ biểu t́nh tại Hong Kong.
Hiện chính quyền Trung Quốc đă áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng xă hội với người dân nước này ở 40 thành phố. Hàng triệu người có điểm thấp bị cấm di chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay. Chính quyền lắp đặt các hệ thống camera và nhận diện khuôn mặt khắp nơi để giám sát hoạt động của người dân.
South China Morning Post cho biết rất nhiều công ty nước ngoài, trong đó có Mỹ, đă bày tỏ sự lo ngại về hệ thống tín dụng xă hội của Trung Quốc. Những tập đoàn khổng lồ như Apple, Boeing, Intel hay Ford có doanh thu tổng cộng lên đến hàng trăm tỷ USD ở Trung Quốc.
Công cụ hữu hiệu để tấn công doanh nghiệp
"Các công ty bắt đầu thảo luận về vấn đề này. Câu hỏi họ đặt ra hiện là sẽ phải cung cấp dữ liệu ǵ. Họ vẫn đang t́m hiểu", nhà phân tích Dan Ives của Wedbush (New York) - công ty chuyên nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ Mỹ - cho biết.
Chuyên gia Ives cho rằng với những công ty kinh doanh với quy mô lớn ở thị trường Trung Quốc như Apple, hệ thống tín dụng xă hội là một rào cản đối với nỗ lực bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của nhân viên.
"Nếu Trung Quốc ép quá mức, Apple và các công ty nước ngoài có thể sẽ phải tính đến chuyện rời nước này. Và khi đó nền kinh tế Trung Quốc sẽ lao đao", ông Ives cảnh báo.
Thời gian qua, các công ty Mỹ đă gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc v́ chiến tranh thương mại. Tháng 5, Mỹ cấm cửa Huawei và lập tức Bắc Kinh trả đũa bằng việc lập một danh sách "các công ty nước ngoài không đáng tin cậy".
Các công ty phương Tây như FedEx, HSBC và Flex - các đối tác của Huawei - đều là "ứng cử viên" của danh sách này. Chính quyền Trung Quốc mô tả ba doanh nghiệp này "hủy hoại" Huawei thông qua hoạt động của chúng.
Giáo sư David Jacobson thuộc Trường Kinh doanh SMU Cox nhận định: "Các công ty Mỹ mắc kẹt trong thế lưỡng nan khi Mỹ và Trung Quốc giao chiến thương mại. Nếu chuyển giao bản quyền sở hữu trí tuệ cho Trung Quốc, doanh nghiệp Mỹ sẽ vi phạm luật Mỹ. Nếu không làm như vậy, họ không được làm ăn ở Trung Quốc", ông Jacobson nói.
Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tính đến tháng 6/2019, hệ thống tín dụng xă hội của nước này đă thu thập dữ liệu của 990 triệu người và gần 26 triệu doanh nghiệp, tổ chức.
Theo giới quan sát, hệ thống này sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để Trung Quốc tấn công các doanh nghiệp và ngành công nghiệp nước ngoài khi cần thiết. "Với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, tín dụng xă hội sẽ trở thành vấn đề sinh tử", ông Jörg Wuttke - Chủ tịch Pḥng Công nghiệp châu Âu ở Trung Quốc - dự báo.
VietBF © sưu tầm