Theo Liên Hợp Quốc, toàn thế giới lăng phí tới 14% tổng lượng thực phẩm hàng năm, tương đương 400 tỷ USD.
Theo Bloomberg, báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy mỗi năm chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu thất thoát tới 14% tổng sản lượng - tương đương 400 tỷ USD - trước khi chúng được chuyển đến các địa điểm bán lẻ.
Các khu vực Trung và Nam Á, Bắc Mỹ và châu Âu có tỷ lệ hao hụt lớn nhất. Thất thoát và lăng phí thực phẩm gây thiệt hại tới 1.000 tỷ USD mỗi năm, đồng thời tạo ra 8% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
"Thất thoát thực phẩm gây áp lực lớn lên môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên", Tổng giám đốc FAO Qu Dongyu khẳng định trong báo cáo. Trong khi đó, 820 triệu người dân trên thế giới vẫn phải đối mặt với t́nh trạng thiếu thức ăn mỗi ngày.
Tỷ lệ hao hụt thực phẩm trong quá tŕnh phân phối của các khu vực trên thế giới theo số liệu của FAO năm 2016. Ảnh: Bloomberg
Người tiêu dùng cũng lăng phí một khối lượng lớn thực phẩm. Theo FAO, khoảng 37% thực phẩm có nguồn gốc động vật và 20% thực phẩm có nguồn gốc thực vật bị vứt đi sau khi đến tay người dùng.
T́nh trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước giàu do thực phẩm ở đây có hạn sử dụng ngắn và người dân không có kế hoạch chi tiêu.
Các nhà lănh đạo thế giới đă cam kết cắt giảm một nửa khối lượng thực phẩm bị lăng phí ở các kênh bán lẻ và tiêu dùng vào năm 2030, đồng thời hạn chế t́nh trạng hao hụt thực phẩm trong quá tŕnh sản xuất.
VietBF © sưu tầm