Thịt vịt hầm đông trùng hạ thảo, vịt hầm đinh hương, hầm hạt điều, khiếm thực... có tác dụng chữa bệnh "trên bảo dưới không nghe" cho đàn ông cực kỳ hiệu quả.
Vịt là tên gọi phổ thông cho một số loài chim thuộc họ Vịt (Anatidae) trong bộ Ngỗng (Anseriformes). Các loài này được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các phân họ thuộc họ Anatidae.
Vịt nhà có rất nhiều giá trị kinh tế, cung cấp thịt, trứng, lông. Theo quan niệm Á Đông, Tết Đoan ngọ là ngày nóng nhất trong năm nên thường ăn vịt và các món ăn có tính mát.
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng bổ thận, có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi, thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, trấn định tâm thần.
Thịt vịt có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh: Recipecenter. martinsfoods
Nhiều vị thuốc kết hợp với thịt vịt tốt cho sinh lý nam giới như:
Bài thuốc từ thịt vịt hầm hạt điều. Hạt điều 200 g, gà băm 100 g, củ mã thầy 150 g, vịt già 500 g, bột rau diếp, hành, gừng, muối, lòng trắng trứng, mì chính, bột ngô (ướt), dầu lạc, một lượng vừa đủ. Bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch dùng nước nóng chần, gia hành, gừng, muối, một lượng nhỏ. Đem hấp chín thì lấy ra, bỏ xương chặt thành 2 nửa. Giã nhỏ hạt điều và mã thầy, thịt gà băm, bột ngô, lòng trắng trứng gà, gừng, hành, muối, rượu, dầu lạc, đánh thành dạng hồ, bôi lên ngực vịt. Dùng dầu chao vịt cho mềm, vớt ra thái thành miếng dài, đặt lên đĩa, rắc vào một ít rau diếp, ăn trong bữa ăn.
Thịt vịt cái già hầm khiếm thực. Khiếm thực 200 g, vịt cái già một con, hành, gừng, muối, mì chính, một lượng vừa đủ. Cắt tiết vịt bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Rửa sạch khiếm thực bỏ vào bên trong bụng vịt. Đặt vịt vào trong nồi đất, một lượng nước thích hợp. Dùng lửa to đun sôi, sau đó dùng lửa nhỏ, hầm cho thịt vịt chín nhừ là được, khi ăn gia mì chính.
Thịt vịt hầm Đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo 10 g, vịt đực già một con, rượu, gừng, hành, hồ tiêu, muối, một lượng vừa đủ. Làm sạch vịt để ráo nước, chặt bỏ chân cho vào nước nóng chần, vớt ra để ráo nước, rửa đông trùng hạ thảo bằng nước ấm. Thái gừng tỏi, cầm đầu vịt, rạch theo cổ, nhét 3g đông trùng hạ thảo qua đầu vịt, dùng chỉ buộc chặt. Số đông trùng hạ thảo còn lại, cùng với gừng, hành nhét vào bụng vịt. Sau đó đặt vào bát chậu, cho ít nước, gia muối, hồ tiêu rượu, đậy kín đặt lên lồng hấp 2 tiếng đồng hồ là ăn trong bữa ăn.
Thịt vịt hầm Đinh hương. Đinh hương 5 g, thảo khấu 5 g, nhục quế 5 g, vịt một con, gừng, hành, muối, nước hàn, đường phèn, mì chính, dầu vừng, một lượng vừa đủ. Cho đinh hương, nhục quế, đậu khấu vào nồi, nấu 2 lần, cả 2 lần lấy chừng 300 g cho chín 6 phần thì vớt ra để nguội, đập nhỏ hành gừng. Cho nước vào nồi cho muối, đường phèn, mì chính khuấy đều .Lại cho vịt vào, đun nhỏ lửa, vừa khuấy động vừa rưới nước hàn, cho tới khi nước hàn ngấm vào thịt, có màu hồng sáng thì vớt ra, rồi lại chám dầu vừng thật đều vào thịt vịt là được. Ăn trong bữa ăn.
Ngoài tác dụng chữa yếu sinh lý, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E)... lớn.
VietBF © sưu tầm