Phe DC trong Hạ Viện đă chính thức luận tôi TT Trump. Không phải là chuyện lạ khi đảng DC đă phóng lao quá mạnh, tất nhiên phải theo lao thôi. Hay nói cách khác, đă leo lên lưng cọp dữ, chỉ có thể bám vào lưng cọp chứ nhẩy xuống th́ chết ngay
Chuyện đáng bàn là những chuyện bên lề và t́m câu trả lời cho câu hỏi “tại sao luận tội?”
Không kể hai ba phiếu trắng hay vắng mặt không biểu quyết:
về tội lạm quyền, 230 db DC thuận, 2 chống; 195 db CH chống, 0 thuận.
về tội cản trở quốc hội, 229 db DC thuận, 3 chống; 195 db CH chống, 0 thuận.
Trước luận tội, các ‘chuyên gia’ đă tiên đoán có thể có tới nửa tá dân biểu DC sẽ phản đảng, biểu quyết chống luận tội, trong khi cũng có khoảng nửa tá dân biểu CH chống Trump, biểu quyết luận tội. Kết quả khác xa.
Bên DC, chỉ có 3 dân biểu phản đảng chống luận tội, một dân biểu bỏ phiếu trắng, trong khi bên CH, không có tới một dân biểu nào biểu quyết luận tội TT Trump. Tức là đây là một luận tội mang tính phe đảng tuyệt đối, chưa từng thấy trong lịch sử các vụ luận tội, từ luận tội tổng thống đến luận tội các dân biểu, nghị sĩ, hay quan ṭa liên bang, hay thống đốc,…
Xin nhắc lại: tuần trước, tôi có viết “Ở đây, thiên hạ nhớ lại câu nói của ông Tom Daschle năm xưa: “Chúng ta không thể chấp nhận cho một tổng thống – CH hay DC- có thể bị truất phế qua một biểu quyết tại Hạ Viện theo đúng làn ranh đảng phái”. Ông Daschle khi đó là thượng nghị sĩ lănh đạo khối thiểu số DC trong Thượng Viện, chống lại việc luận tội và truất phế TT Clinton. Không hiểu bây giờ ông Daschle nghĩ sao”.
Dân biểu CH Greg Steube của Florida tuyên bố ông chưa khi nào thấy đảng CH đoàn kết sau lưng tổng thống như bây giờ. Bà Pelosi đă giúp thực hiện một sự đoàn kết trong đảng CH mà chưa có tổng thống CH nào đă làm được. Cám ơn bà Pelosi! Cho dù đó chính là hậu quả bà lo sợ nhất từ luận tội.
Nếu không có tới một dân biểu CH chống lại TT Trump tại Hạ Viện th́ làm sao Thượng Viện có thể có được 20 thượng nghị sĩ CH biểu quyết truất phế TT Trump để Thượng Viện có đủ túc số cần thiết?
TT Trump sẽ đi vào lịch sử như tổng thống đầu tiên bị đàn hặc trong khi đang tái tranh cử. Nếu ông đắc cử th́ sẽ đi vào lịch sử như tổng thống bị đảng đối lập luận tội nhưng vẫn được dân tín nhiệm, và đảng đối lập DC sẽ đi vào lịch sử với … cái tát tai của dân.
Tuy Hạ Viện đă chính thức luận tội, vẫn không có nghĩa là Thượng Viện sẽ có phiên ṭa để biểu quyết việc truất phế ngay.
Luận tội và truất phế tổng thống c̣n phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê.
Trước hết, Hạ Viện phải gửi ngay hồ sơ luận tội qua Thượng Viện, rồi lấy biểu quyết bổ nhiệm một số dân biểu đại diện Hạ Viện ra đóng vai tṛ công tố để ra trước Thượng Viện biện giải quyết định của Hạ Viện và truy tố TT Trump. Những người này được gọi là ‘Impeachment Managers’. Hồ sơ cũng phải được gửi tới Ṭa Bạch Ốc để nơi đây bổ nhiệm một số luật sư ra trước Thượng Viện bênh vực cho TT Trump. Ngoài ra, hồ sơ cũng phải gửi đến Tối Cao Pháp Viện để chánh thẩm phán John Roberts chuẩn bị làm chánh án vụ xử tại Thượng Viện. Bà Pelosi đă không làm những việc này, mà đă cho cả Hạ Viện đóng cửa ngay ngày hôm sau để đi nghỉ lễ cuối năm. Do đó, sẽ không có chuyện ǵ xẩy ra cho tới cuối tuần lễ đầu của tháng Giêng năm tới.
Sau khi nhận được hồ sơ luận tội, Thượng Viện sẽ phải biểu quyết có ‘phiên ṭa’ hay không. Nếu có 51 thượng nghị sĩ biểu quyết không có phiên ṭa th́ câu chuyện luận tội chấm dứt, chẳng có ‘phiên ṭa’ nào nữa. Đây là chuyện vài thượng nghị sĩ CH đă đe dọa. Tuy nhiên, TT Trump không muốn chuyện này v́ ông muốn có một phiên ṭa để có dịp nghe điều trần của anh thổi c̣i, của cha con cụ Biden và có thể chính ông sẽ ra điều trần để dân Mỹ thấy rơ câu chuyện không một chiều như Hạ Viện tŕnh bày cho thiên hạ thấy.
Về phiá bà Pelosi, bà này đă nhẩy vào chơi tṛ đánh phé, tháu cáy qua lại. Ngoài việc không gửi hồ sơ và đóng cửa Hạ Viện đi nghỉ lễ, bà c̣n tuyên bố có thể bà sẽ không chuyển hồ sơ luận tội qua Thượng Viện luôn mà để cái án luận tội lửng lơ vĩnh viễn. Ư của bà Pelosi chỉ cốt làm nhục, hạ uy tín TT Trump mà không cho Thượng Viện dịp ‘tha bổng’ TT Trump, bắt TT Trump mang vết đen suốt đời.
Đây là chuyện mới lạ, chưa ai biết chắc bà Pelosi có quyền làm việc này hay không. Tin báo chí cho biết bà Pelosi đă lấy quyết định này dựa trên khuyến cáo của cố vấn Laurence Tribe, vị siêu luật gia DC mà Tôi tŕnh bày đă bàn qua tuần rồi. Nhưng GS Alan Dershowitz của Harvard lại khẳng định đó là vi phạm Hiến Pháp. Và chuyện đáng nói hơn nữa là GS Noah Feldman cũng của Harvard, một trong 4 giáo sư Hiến Pháp mà Hạ Viện đă mời ra điều trần mới đây để biện minh cho việc luận tội TT Trump, đă tuyên bố một câu động trời: “Nếu hồ sơ luận tội không được chuyển qua Thượng Viện th́ coi như luận tội không có giá trị, như chưa hề xẩy ra”. Theo GS Feldman, luận tội theo Hiến Pháp là một tiến tŕnh gồm đầy đủ hai giai đoạn, luận tội tại Hạ Viện và kết tội tại Thượng Viện, không thể chỉ có một mà không có hai. Giống như trong một phiên ṭa, bồi thẩm đoàn phán có tội, nhưng nếu ṭa không tiếp tục xử, ông quan ṭa không tuyên án, th́ coi như phạm nhân chẳng bị tội ǵ hết và hồ sơ vẫn trắng tinh. Ṭa Bạch Ốc đă mau mắn cho các siêu luật sư của TT Trump nghiên cứu lập luận này.
Phe CH đă tố bà Pelosi lạm quyền, dùng luận tội như vũ khí tranh cử đánh vào uy tín của TT Trump, chứ không phải chuyện Trump làm ǵ sai trái, phải làm rơ trắng đen, phải luận xem tổng thống có tội hay không và có cần phải truất phế hay không.
Dù sao, để chuẩn bị cho ‘phiên ṭa’ truất phế TT Trump, TNS Chuck Schumer, lănh tụ khối thiểu số DC tại Thượng Viện, đă nhanh nhảu đi bước trước, gửi thư cho TNS Mitch McConnell, lănh tụ khối đa số CH, liệt kê những ‘đề nghị’ của phe DC về chi tiết thủ tục tiến hành phiên ṭa.
Ông Schumer cũng liệt kê bốn viên chức cao cấp của chính quyền Trump mà phe DC đ̣i ra điều trần. Ông cũng cho biết sẽ hoan hỷ đón nhận các nhân chứng của phe CH với điều kiện các nhân chứng đó phải trực tiếp liên hệ đến viện trợ cho Ukraine. Dịch qua tiếng Nôm, có nghĩa là sẽ không chấp nhận anh thổi c̣i và cha con cụ Biden ra làm nhân chứng, là những người phe CH đang muốn chất vấn. Lănh tụ CH, thượng nghị sĩ Mitch McConnell đă mau mắn bắc bỏ đề nghị muốn/chống nhân chứng này, xác nhận vai tṛ của Thượng Viện là tuyên án tổng thống dựa trên biểu quyết của Hạ Viện, chứ không phải là mở lại cuộc điều tra để “đi câu cá” –fishing expedition-, tiếp tục đi t́m tội của TT Trump qua việc truy lùng nhân chứng. Ai cũng hiểu cái gian trá của phe DC: nếu bốn người mà họ đ̣i ra điều trần không có kết quả nào có lợi cho họ th́ họ sẽ lại yêu sách đ̣i bốn người khác, cứ thế tiếp tục thôi.
Chuyện tiếu lâm là phe thiểu số bây giờ ra điều kiện cho phe đa số về thủ tục tiến hành ‘phiên ṭa’. Không hiểu dựa trên quyền ǵ? Hăy nhớ lại Hạ Viện đă coi những yêu cầu của phe CH như thế nào.
Chuyện tiếu lâm hơn nữa là khi Thượng Viện có phiên ṭa kết tội TT Clinton năm xưa, chính thượng nghị sĩ Schumer khi đó chống việc gọi thêm nhân chứng ra điều trần. Ông tuyên bố “Hạ viện đă đ̣i không biết bao nhân chứng, tất cả đều nói đi nói lại có bấy nhiêu chuyện đó, bây giờ lại đ̣i thêm nhân chứng nữa làm ǵ?” Câu hỏi này bây giờ nên hỏi lại cụ Schumer.
Thật ra, ông Schumer chỉ là đánh phủ đầu trước, đưa ra những ‘đề nghị’ này dù biết phe CH sẽ bác bỏ, để sau này có cớ chỉ trích phe CH đă không công bằng, không chấp nhận những ‘đề nghị đầy thiện ư’ của phe DC. Làm như thể chính trị là chuyện công bằng hay không vậy. Nh́n vào cách Hạ Viện tiến hành cuộc điều tra đàn hặc th́ biết chuyện công bằng có giá trị như thế nào trong mắt các chính trị gia. Rơ là ấm ớ, coi thường thiên hạ.
TT Trump, một ngày trước khi Hạ Viện biểu quyết luận tội, đă chính thức gửi một bức thư dài 6 trang đến bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, tố cáo luận tội chỉ là một đ̣n chính trị nhằm bác bỏ kết quả bầu cử mà chẳng dựa trên bất cứ bằng chứng cụ thể nào. TT Trump đă viết rơ trong thư mục đích của ông không phải là t́m cách xoay chuyển thái độ chống đối của phe DC, mà chỉ muốn để lại một tài liệu cho lịch sử 100 năm sau nh́n thấy rơ những việc quá đáng mà đảng DC đang làm.
Lịch sử phán xét như thế nào chỉ có con cháu chúng ta mới biết được. Hiện tại th́ chỉ có thể nh́n vào quan điểm của các chuyên gia, mà là chuyên gia thứ thiệt, chứ không phải chuyên gia tự phong của TTDC.
Sau khi Hạ Viện chính thức luận tội TT Trump về hai tội ‘lạm quyền’ và ‘cản trở quốc hội’, vài chuyên gia đă lên tiếng.
Cựu công tố độc lập Robert Ray, người đă giúp công tố Kenneth Starr truy tố TT Clinton trước đây, đă nhận định về tội lạm quyền: “họ [khối DC] đă bỏ qua tội phản quốc, bỏ qua tội hối lộ, bỏ qua tội tống tiền, bỏ qua tội yểm trợ tranh cử sái phép, bỏ qua tội cản trở công lư, để lấy cái tội lạm quyền là tội đ̣i hỏi ít bằng chứng rơ rệt”. Về tội cản trở quốc hội, ông Ray có ư kiến là “đàn hặc phải dựa trên một tội rơ rệt nào đó, và cản trở quốc hội không phải là một tội ǵ hết”.
Ông Thomas Jipping, cựu luật sư chính của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện cũng đă có nhận định tương tự.
Về tội lạm quyền, ông Jipping cho biết ‘thiếu yếu tố phạm tội cụ thể mà chỉ dựa trên suy đoán về ư định của TT Trump. Đây là vụ luận tội đầu tiên dựa trên ‘ư định’ trong lịch sử luận tội Mỹ”. Về tội ‘cản trở quốc hội’, ông Jipping cho biết: “hành pháp không bị bắt buộc phải làm những ǵ lập pháp đ̣i hỏi. Hiến Pháp ghi nhận rơ ràng thể chế tam quyền phân lập, có ranh giới rơ rệt giữa hai nhánh đó”. Nôm na ra, tổng thống không thể bị lột chức v́ không nghe lệnh của vài chủ tịch ủy ban của Hạ Viện.
Ông Christian Adams, cựu luật sư chính của bộ Tư Pháp nhận định “tóm lại, tội lạm quyền có thể được hiểu là ‘chúng tôi [phe DC] không ưa Trump’, trong khi tội cản trở quốc hội là tội ‘Trump đă không làm theo ư của chúng tôi [phe DC]”.
Có một vấn đề khá thú vị: theo báo Washington Post, phần lớn các chính khách của đảng DC, nhất là bà chủ tịch Hạ Viện Pelosi, đều cố tránh né nói về luận tội với cử tri, trong khi phần lớn các chính khách đảng CH, kể cả TT Trump lại không bỏ qua một dịp nào để lên tiếng công kích luận tội.
Tại sao có chuyện lạ vậy? Chỉ v́ tất cả các thăm ḍ đều cho thấy luận tội đă là một sai lầm lớn của đảng DC khi số người chống luận tội và truất phế TT Trump ngày càng tăng. Đảng DC đă lấy một quyết định chiến lược sai lầm vĩ đại và bây giờ đang ngồi trên lưng cọp, không xuống được nữa. Đảng CH nh́n thấu và muốn khai thác sai lầm đó triệt để, cố xoáy mũi dao vào vết thương, thúc cho cọp chạy nhanh hơn nữa.
Đây là thăm ḍ mới nhất của CNN (không phải Fox News đâu nhé): so với tháng trước November, tháng này đă thấy:
Số người ủng hộ luận tội tuột từ 50% xuống 45%;
Số người chống luận tội tăng từ 43% lên 47%:
Nhà báo kỳ cựu Chris Cilliza của CNN, chuyên gia chống Trump, đă viết bài cảnh giác đảng DC “dường như luận tội đă mang lại lợi thế chính trị cho TT Trump”. “Dường như”? Không đâu, đó là dữ kiện thật!
Báo thiên tả The New Yorker nhận định “luận tội là canh bạc lớn của đảng DC, chỉ có thời gian mới trả lời DC tính toán đúng hay sai”. “Thời gian” là cuộc bầu cử cuối năm tới. Trang mạng The Hill chạy tít “Dân Chủ Lo Sợ Trump Vẫn Thắng Bất Kể luận tội”.
Báo Washington Post có liền 3 bài b́nh luận. Dưới ng̣i bút của Henry Olsen, WaPo than văn “đàn hặc phe phái đổ dầu vào lửa chia rẽ”. Dana Milbank th́ viết “Hạ Viện luận tội, nhưng Trump thắng”. Bà Kathleen Parker c̣n báo động “Trump chắc sẽ thắng năm 2020”.
Đúng là chuyện lạ: ngày TT Trump bị phe DC trong Hạ Viện luận tội, không thấy TTDC khui sâm banh ăn mừng, mà trái lại đều hốt hoảng rung chuông báo động. Vậy nghĩa là ǵ?
Trùng hợp lịch sử: TT Clinton bị chính thức luận tội ngày 19 tháng Chạp 1998, TT Trump ngày 18 tháng Chạp 2019, cách một ngày, 21 năm sau.
Nhiều người đă so sánh luận tội TT Trump với luận TT Clinton. Coi như đây là cách đảng DC ‘đáp lễ’ lại hành động của đảng CH năm xưa.
Đây là một so sánh khập khễnh.
Điểm khác biệt quan trọng nhất là TT Clinton đă vi phạm một tội, rồi bị điều tra đưa đến đàn hặc v́ có bằng chứng cụ thể mà chính TT Clinton sau khi chối bai bải, đă phải lên TV thừa nhận và xin lỗi cả nước. TT Clinton bị Hạ Viện truy tố dựa trên phúc tŕnh 450 trang của công tố Ken Starr, ghi rơ rằng những tội đă phạm, cùng với đầy đủ nhân chứng, tang chứng, và vật chứng, kể cả cái áo đầm dính tinh khí.
Trong khi trong trường hợp TT Trump, phe đối lập DC đă lên tiếng đ̣i đàn hặc ngay từ khi ông Trump chưa tuyên thệ hay vừa tuyên thệ chưa kịp làm bất cứ chuyện tội lỗi hay chuyện không tối lỗi nào. Dân biểu Al Green, một trong những tiếng nói ồn ào nhất đ̣i đàn hặc đă nói thẳng thừng “Đàn hặc là cần thiết để có thể cản TT Trump tái đắc cử”. Rồi sau đó, liên tục t́m cách nặn ra tội để luận tội.
Khi tội thông đồng với Nga bị công tố Mueller liệng vào thùng rác th́ phe DC cụt hứng, t́m ‘đại tội ‘khác. Nhân vụ một anh thổi c̣i báo cáo TT Trump có thể đă có ‘đổi chác’ ǵ đó với TT Ukraine, phe DC vội bám chặt như là lư cớ mới và hấp tấp đàn hặc ngay thay v́ bổ nhiệm một công tố khác để điều tra cho kỹ. Báo cáo ‘trắng án’ của công tố Mueller đă là bài học mà phe DC không muốn lập lại.
Hạ Viện bây giờ truy tố TT Trump dựa trên cái ǵ? Toàn là những chuyện nghe qua nói lại, không có bất cứ một người nào chính mắt thấy tai nghe chuyện ǵ, cũng không có bất cứ tang vật hay bằng chứng ǵ. Không có điều tra ǵ của công tố độc lập nào.
Việc TT Trump cản trở, bất hợp tác trong cuộc điều tra của Hạ Viện là chuyện tất cả các tổng thống DC hay CH đều đă làm, đàn hặc hay không. Đây là vấn đề then chốt trong chế độ tam quyền phân lập của Mỹ, trong đó Hiến Pháp không có ghi việc không hợp tác với quốc hội đ̣i đảo chánh ḿnh là tội phải bị truất phế.
Nếu bất hợp tác với cuộc điều tra của quốc hội là một tội đáng và cần truất phế th́ năm xưa, TT Obama đă phải bị truất phế rồi. Khi đó, quốc hội điều tra về vụ FBI bán súng cho băng đảng ma túy Mễ trong chiến dịch gọi là ‘Fast and Furry’. Chính quyền Obama bất hợp tác, từ chối cung cấp tài liệu và không cho bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder ra điều trần. Ông Holder bị quốc hội biểu quyết tội ‘khinh thường quốc hội’ –contempt of Congress-, nhưng ông phớt lờ, vẫn chẳng bị ǵ hết. TT Obama chẳng bị luận tội ǵ ráo.
Một điểm khác biệt nữa giữa TT Clinton và TT Trump: TT Clinton tái đắc cử rồi mới bị luận tội, trong khi với TT Trump, phe DC luận tội trước bầu cử để hy vọng chặn đường của ông.
Nghĩa là luận tội đă biến thành công cụ chính trị không phải để trừng phạt một tội nào đó của tổng thống, mà là để có lư do truất phế ông trước bầu cử, hay nếu thất bại, cũng giúp cản không cho ông tái đắc cử. Nói cách khác, phe DC muốn dùng luận để xóa bỏ kết quả bầu cử trước, rồi nếu không được th́ ít ra cũng để khuynh đảo bầu cử tới.
Nói cho cùng, luận tội là biện pháp tuyệt vọng mà hy vọng thành công rất mong manh, nhưng vẫn c̣n hơn là không làm ǵ, ngồi chịu chết.
Cái nguy cho đảng DC chẳng những là thấy TT Trump tái đắc cử, mà cũng sẽ thấy các dân biểu DC biểu quyết luận tội TT Trump nhưng sống trong vùng đất của Trump sẽ mất job và Hạ Viện sẽ trở về tay CH trong nhiệm kỳ tới. Canh bạc nhất chín nh́ bù của phe DC có vẻ như triển vọng bù lớn hơn nhiều.
Một phản ứng mà phe DC sẽ nhẩy bổ vào tố cáo: TT Putin nhận định TT Trump bị đàn hặc dựa trên những lư cớ ngụy tạo, “made-up reasons”, hết thông đồng với Nga tới thông đồng với Ukraine!
Nhiều người ủng hộ luận tội v́ chống TT Trump, đă hùa theo đảng DC tố cáo TT Trump tuy không có tội rơ rệt, nhưng là người nguy hiểm, là người có nhiều tật xấu, thiếu đạo đức, là người không có khả năng, vô tư cách, là người làm việc bốc đồng, ăn nói lăng nhăng, là … rất nhiều thứ xấu xa, không xứng đáng làm tổng thống, phải lột chức càng sớm càng tốt để bảo vệ đất nước này.
Với những vị này, tôi xin phép thưa ngay là Hiến Pháp Mỹ có dự trù trường hợp này, có đề ra cách để lột chức người này. Cách đó gọi là bầu cử, tức là dành cho người dân quyền quyết định. Người dân ở đây là hơn ba trăm triệu dân Mỹ chứ không phải vài anh quá khích, cực đoan trong một đảng đối lập, muốn chống tổng thống đến cùng, bất chấp ư muốn của một nửa dân Mỹ.
Để kết luận, kẻ này muốn trả lời cho câu hỏi ‘tại sao phe DC lại nghiến răng nghiến lợi luận tội như vậy?”
Kẻ này nh́n cuộc chiến luận tội như một xung đột quyền lực giữa lập pháp và hành pháp, chuyện ‘sinh tử thứ thiệt’ rất nặng nề mà hai bên, nhất là phe DC, đang tận lực khai thác những khiá cạnh chính trị và luật lệ để chiếm ưu thế. Đây là cách duy nhất giải thích thái độ có vẻ ngang ngược, bất chấp dư luận, bất chấp dữ kiện, nghiến răng nghiến lợi đàn hặc cho bằng được của đảng DC. Cũng giải thích được tính phe đảng tuyệt đối của vụ luận tội này.
Đảng DC có vẻ tấn công mạnh hơn có lẽ v́ họ sợ sẽ thất cử năm tới nên t́m cách bành trướng quyền lực lập pháp ngay từ bây giờ trong khi giảm thiểu thế lực của hành pháp để pḥng thân cho những năm tới mà họ sợ TT Trump sẽ tiếp tục làm tổng thống. Cũng có thể luận tội đă được kích động bởi tham vọng cá nhân của bà Pelosi cùng với hai ông Schiff và Nadler, là chuyện khỏi cần bàn thêm.
Trong trận chiến mới này, chỉ có Tối Cao Pháp Viện mới có quyết định cuối cùng. Mà chưa chắc phán quyết của TCPV sẽ được cả hai bên chấp nhận và tôn trọng v́ quyền lợi quá lớn.
Đám dân ngu khu đen tỵ nạn ta, nhất là kẻ dốt này, không biết ǵ về chính trị và luật lệ Mỹ, c̣n chút tinh thần trách nhiệm, không thể nhẩy nhổm vào, chửi bới lăng nhăng theo cảm tính phe đảng, bất kể bênh hay chống bên nào, có thể bị hố to. Không đồng ư với TT Trump hay bà Pelosi là quyền của mọi người, nhưng không thể nhục mạ phỉ báng họ, càng không thể coi thường, chửi họ ‘ngu’. Họ là đai đen đệ thập đẳng, chúng ta chưa có tới đai trắng, chưa đủ tư cách để chửi ai ngu hết.
Bất kể quan điểm chính trị, chúng ta cần mở mắt cho to để xem và học dân chủ Mỹ vận hành.
Vũ Linh, 21/12/2019
Ghi chú : Bài b́nh luận khá dài , đọc để nghiên cứu thêm