Nhiều nước trên thế giới bị virus tấn công đă nghi ngờ đây là vũ khí sinh học. Quan chức Iran cáo buộc vô cớ rằng nCoV là vũ khí sinh học Mỹ, sau khi một số quan chức Washington nói điều tương tự về Trung Quốc.
Nhân viên y tế phát tờ thông tin pḥng dịch cho hành khách đến từ Iran tại sân bay Najaf ở Iraq ngày 5/3. Ảnh: AFP.
Arab Saudi đổ lỗi cho Iran làm lây lan nCoV sang nước họ. Hàn Quốc tức giận trước lệnh hạn chế đi lại của Nhật và đáp trả tương ứng.
Vào thời điểm Covid-19 gây ra khủng hoảng toàn cầu khi xuất hiện ở hơn 100 quốc gia và vùng lănh thổ, các nhà khoa học và quan chức y tế công cộng trên khắp thế giới đang chung tay cố gắng ngăn chặn dịch. Tuy nhiên, lănh đạo ở nhiều quốc gia dường như chú ư đến một câu hỏi khác: Có thể đổ lỗi lên đầu ai?
"Không thể tránh khỏi việc nảy sinh vấn đề chính trị liên quan đến dịch bệnh", Keiji Fukuda, cựu trợ lư tổng giám đốc của WHO, nói. "Nhưng tôi nghĩ rằng 'tṛ đổ lỗi' hiện giờ ở cấp độ cao hơn những ǵ chúng tôi từng thấy".
Sự bất măn của công chúng đối với các lănh đạo cũng lan nhanh như nCoV. Và khi các lănh đạo đó t́m nơi để đổ lỗi, họ có xu hướng "chĩa mũi dùi" vào mục tiêu dễ đoán nhất: những bên họ vốn có bất ḥa.
Bị lên án là quá chủ quan trước Covid-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng làm chệch hướng những lời chỉ trích bằng cách đổ lỗi thiếu sót về khâu xét nghiệm lên chính quyền cựu tổng thống Barack Obama. Đây được coi là sự đồng điệu hiếm hoi giữa Trump với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người cũng cáo buộc đối thủ cố t́nh kích động làn sóng hoảng sợ về nCoV.
Iran ban đầu cho rằng Covid-19 không thể ảnh hưởng được đến nước này. Nhưng giờ họ đă ghi nhận hơn 5.800 ca nhiễm, 145 người tử vong v́ nCoV. Một số nước khác ghi nhận những ca nhiễm có nguồn gốc từ người đến từ Iran. Nhưng quốc gia phản ứng gay gắt nhất là đối thủ lâu năm của Iran trong khu vực: Arab Saudi, bên đă cấm công dân đến Iran.
Arab Saudi ngày 5/3 cáo buộc Iran đă làm cho dịch lây lan. Họ nói rằng 5 người Arab Saudi đă đến Iran nhưng giới chức Iran đă không đóng dấu xuất nhập cảnh vào hộ chiếu của họ. Những người này sau đó quay trở lại Arab Saudi, mang trong ḿnh mầm bệnh.
Tại Nhật, gần một triệu bài đăng trên Twitter gần đây yêu cầu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ chức. Ông đă "im hơi lặng tiếng" trong những tuần đầu tiên dịch bùng phát và cách chính quyền Nhật xử lư du thuyền Diamond Princess cũng bị lên án. Gần 700 trong số hơn 3.700 người trên tàu nhiễm nCoV, 6 người đă tử vong.
Hôm 5/3, Abe áp lệnh cách ly 14 ngày đối với tất cả người đi từ hoặc đi qua Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 100 quốc gia đă siết hạn chế đi lại với Hàn Quốc, ổ dịch lớn thứ hai sau Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái của Nhật Bản - "đối thủ truyền kiếp" của Hàn Quốc, được Seoul chú ư hơn cả.
Chính quyền Hàn Quốc ngày 6/3 gọi biện pháp này là "thái quá và phi lư", cho rằng Tokyo có động cơ khác ngoài ngăn dịch và tuyên bố đáp trả bằng cách siết hạn chế với người đi từ Nhật Bản. "Chúng tôi không thể hiểu quyết định của Nhật khi thực hiện biện pháp không công bằng này mà không tham vấn chúng tôi trước", Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc ra tuyên bố.
Ở Anh, các chính trị gia đối lập nhanh chóng lên án một thập kỷ "thắt lưng buộc bụng" dưới thời các chính phủ bảo thủ đă làm cạn kiệt nguồn lực của hệ thống y tế, khiến họ thiếu chuẩn bị khi đối phó với dịch. Tại Hong Kong, cư dân tức giận v́ chính quyền đặc khu không "cấm cửa" người từ Trung Quốc đại lục.
Giới chuyên gia đánh giá khi đối mặt với một loại virus mới lây lan nhanh chóng, chính quyền các nước không thể tránh khỏi sai sót trong khâu ứng phó và mắc sai lầm. "Chúng ta không nên mặc định việc một quốc gia ghi nhận số ca nhiễm cao là chính quyền nước đó mắc lỗi", Devi Sridhar, giáo sư y tế công cộng tại Đại học Edinburgh nói. "Chúng ta nên nh́n nhận theo cách rằng chính phủ đó có thể đă cố gắng hết sức nhưng vẫn khó kiềm chế được virus".
Tại Trung Quốc, khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán tháng 12/2019, ban đầu chính quyền tŕ hoăn phản ứng, hạ thấp mức độ nghiêm trọng và c̣n cảnh cáo người cảnh báo dịch sớm. Tuy nhiên, giới chức nước này sau đó đă có biện pháp mạnh tay để ngăn nCoV lây lan bằng cách áp ṿng kiềm tỏa với khu vực hơn 50 triệu người. Cách tiếp cận này được quốc tế ca ngợi và Trung Quốc cũng cho rằng chiến lược ứng phó của ḿnh là một "h́nh mẫu" để phần c̣n lại của thế giới học tập.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, sự tức giận của công chúng đối với chính phủ vẫn tiếp tục. Khi các quan chức Trung Quốc, trong đó có Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan, thăm Vũ Hán hôm 5/3, các cư dân đă ḥ hét những lời phàn nàn vọng ra ngoài cửa sổ. "Mọi thứ đều là giả!", một người dân hét lên, theo một video được báo đảng People's Daily chia sẻ.
Dấu hiệu cho thấy rơ nhiều quốc gia chật vật trong việc chống dịch là chính các quan chức chính phủ cũng nhiễm bệnh, như ở Trung Quốc, Pháp, Iran và Nhật Bản. T́nh h́nh đặc biệt nghiêm trọng ở Iran khi hàng chục quan chức bị nhiễm, gồm Phó tổng thống và Thứ trưởng Y tế, và một cố vấn cho lănh tụ tối cao đă tử vong.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 5/3 bày tỏ thất vọng về các chính phủ mà ông cho là đă lơ là chống dịch. Đây là lời khiển trách công khai gay gắt nhất của ông từ khi dịch bùng phát. "Giờ không phải là thời điểm để biện minh mà là lúc dốc toàn lực", ông nói. "Ở một số quốc gia, mức độ cam kết chính trị và các hành động thể hiện những cam kết đó không tương xứng với mức đe dọa mà tất cả chúng ta phải đối mặt".
Tuy nhiên, giống như mọi khi, do vấn đề nhạy cảm chính trị, lănh đạo WHO không nêu đích danh quốc gia hay lănh đạo nào.
Các chuyên gia lo ngại việc đổ lỗi cho nhau sẽ làm giảm niềm tin vào các hệ thống y tế công cộng và chính quyền các nước, khi họ đang cần hợp sức để vượt qua khủng hoảng. "Chúng ta có thể nói với nhau 'đó là lỗi của anh, đây là lỗi của tôi' rồi chấp nhận t́nh thế hiện giờ và tiếp tục nỗ lực", David Heymann, cựu lănh đạo mảng bệnh truyền nhiễm tại WHO, nói.