04/28/20
Ông Tổng Thống bỏ qua phần phỏng vấn đối đáp hôm thứ Sáu rồi làm cả đám phóng viên chưng hửng. Đó là buổi họp ngắn nhất trong hai tháng qua, và có lẽ nó bắt đầu cho một phương thức công bố mới mà Tổng Thống không cần phải ra mỗi ngày, hoặc chỉ ra mà không cần trả lời?
Getty Images
Lư do tại sao th́ mọi người đă biết ngay sau đó không lâu, v́ tánh ông không nói không chịu được, hoặc không ‘tweet” ông không chịu được.
“Không đáng và mất thời giờ với đám phóng viên chỉ t́m cách bêu xấu và làm lệch lạc các tin tức”, ông tweet. Lẽ ra ông đă bỏ ngay từ ngày đầu, hoặc ngày thứ hai, thứ ba chứ không phải đến bây giờ chàng mới nhận ra điều đó. Bàn dân lúc đầu cũng thắc mắc: “Tại sao ông có đủ thứ việc phải lo, từ nội vụ, đến quốc tế, mà mỗi ngày ông vẫn phải chường cái mặt ra để tự báo cáo với bàn dân, và cả thiên hạ, về hiện t́nh bệnh dịch của nước ḿnh? Việc báo cáo ông cứ giao cho ai làm mà chẳng được? Đám phóng viên cắc cớ có hỏi các câu “tricky” gài bẫy th́ người đó có thể tự trả lời, hay hẹn lại hôm sau để tham khảo ư kiến các chuyên gia khác.”
“Có phải ông thích trương mặt ra trên truyền h́nh? Hay là một hành động vận động tranh cử?” Thế rồi từng sự việc được sắp xếp lại và cho bàn dân một suy luận, rồi rút ra một kết luận. Xem qua những buổi tranh luận giữa ông và đám phóng viên, kẻ hèn dân mới thấy ông thực là một người có tài, có trí nhớ hơn cả triệu người. Ông biết nhiều thứ, nhưng không biết tất cả mọi thứ. Đó là lẽ đương nhiên, ai mà chả vậy nhỉ? Nhưng chỉ người từng đi làm công ty mới biết, chủ công ty không phải là người giỏi kỹ thuật nhất, không phải là người salesman bán hàng giỏi nhất, cũng không phải là người kế toán giỏi nhất đâu. Ông chỉ là người mướn tất cả những người kia, rồi kết hợp với nhau để làm công ty trở thành một công ty vững mạnh. Ông có thể đặt ra một câu hỏi ngớ ngẩn về kỹ thuật, một câu hỏi chẳng chút chuyên môn về kế toán, hay một câu hỏi thiếu hiểu biết về một thị trường mới. Nhưng cuối cùng, vẫn là ông tổng hợp từ các câu trả lời của những chuyên gia dưới quyền, từ các quản lư của dây chuyền sản xuất, để quyết định sự thành bại của cả công ty. Các câu hỏi thường nhắm vào các lĩnh vực ông không chuyên môn, v́ chỗ nào ông chuyên rồi th́ nhân viên khó mà hơn lắm. Đôi khi chính các câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn của ông chủ, lại làm nhân viên ” động năo” và phát minh, hay t́m ra giải pháp mới đấy.
Đánh giá một ông chủ, hăy đánh giá sự thành công của công ty.
Đám phóng viên chỉ chăm chăm vào từng câu nói hớ của ông để về viết bài cho phe của họ đọc. Cũng là cả một nửa dân Mỹ đấy. Đó là tại sao họ hỏi toàn “trick question”, những câu hỏi đầy dụng ư. Đôi lúc họ dùng các câu ngớ ngẩn có mục đích làm ông nổi nóng (nói thiệt người coi cũng nổi nóng), để họ có dịp vẽ lên chân dung một Tổng Thống “hung ác”, ” kỳ thị”, ” ngu ngốc”, và “bất tài” nhất của nước Mỹ. Mục đích tối hậu của họ là làm ông thất cử trong kỳ bầu cử tháng mười một năm nay. Ai mà không thấy nhỉ? Rơ ràng ông đă bị lợi dụng trong các buổi họp báo này. Một là họ lợi dụng để t́m cách bôi xấu qua đủ phương pháp, dùng cả cách xa luân chiến để thay đổi người đấu trí. Cách này ta thấy các ṣng bài rất hay áp dụng, khi ṣng bài gặp một tay chơi đúng luật mà cứ thắng hoài. Họ sẽ thay tay chia bài “kinh nghiệm” hơn, “sát thủ” hơn, hoặc có khi chỉ cần là tay “kỵ rơ” của người khách chơi. Họ tin đó là khoa học ăn thua đấy.
Ông c̣n bị lợi dụng để khai thác thông tin. Rơ ràng đây là những buổi họp có chuyên đề, mục đích rơ ràng, là về con virus Covid của China. Nhưng đám phóng viên lợi dụng sự có mặt của ông để hỏi các tin thời sự thế giới, các chiến thuật của Mỹ, các quan hệ đối ngoại của ông. Nhiều tin tức khai thác có thể làm hại đến lợi ích của nước Mỹ. Họ có hiểu không vậy nhỉ? Họ c̣n dùng buổi họp để t́m cách gây ra sự hiềm khích giữa nội bộ của chính Nhà Trắng, giữa các nhân viên và Tổng Thống, hay giữa Tổng Thống và các Thống Đốc của các tiểu bang, bất kể của đảng nào. Họ đưa ra các câu hỏi tưởng chừng vô tư với Dr. Fauci, để xem câu trả lời của ông đủ để kết tội Tổng Thống Trump hay không? Hay xem quan hệ của ông với sếp Trump có tốt hay không?
Họ lôi đủ thứ chuyện đă xảy ra từ trước, cả có thật hay đă chỉnh sửa, để xem ông Tổng Thống già có nhớ hay không? Và xem coi ông trả lời hôm nay có giống hôm xưa hay không? Tất cả thể hiện rơ qua cách hỏi, qua nội dung của từng câu hỏi, mà người nào có một tư xíu chú ư sẽ nhận ra lập tức. Kẻ bàn dân này thấy bây giờ ông rời bỏ các buổi họp này để quay về với các công việc quan trọng không bao giờ thiếu của ông thật là “Đúng Lúc”. V́ sao?
Nếu hèn dân này là ông, có sức chịu đ̣n và đủ sức đánh trả như ông, ḿnh cũng sẽ lập lại con đường của ông. Hai tháng trước, khi cả nước bắt đầu lên cơn sốt, người sốt v́ bệnh, người sốt v́ lo sợ. Tất cả giống như đoàn quân chỉ chực chờ buông súng, tan ră v́ tuyệt vọng. Mọi người đều muốn ông phải chường mặt ra và nói ǵ đó cho mọi người an tâm. V́ trong lúc dầu sôi lửa bỏng, viên tướng cầm quân có thể: một là hiệu triệu để an ḷng chiến sỹ, hai là bỏ trốn hay núp phía sau cho đoàn quân tan ră. Không chỉ nước Mỹ thôi nhé, mà cả thế giới đều y như vậy, lo sợ, hoang mang, và tuyệt vọng.
Ai nói ông ra pḥng họp mà không nguy hiểm tính mạng? Giả như một người nào đó bên cạnh ông, hay trong đám phóng viên đă nhiễm virus th́ sao? Ông có thể núp trốn như một vài ông “Tổng” khác trên thế giới mà? Xem các ông Thủ Tướng Canada, hay của Anh đấy, họ đă bị nhiễm từ đâu? Chắc không phải do đi chợ Costco? Ông Tổng Thống của Mỹ lại là người thuộc nhóm “vulnerable” – nguy cơ cao, dễ chết nhất nếu dính bệnh, phải không? Ông già hơn bảy mươi rồi.
Đó là lư do chính khiến cho một người già như ông tiến ra phía trước mà không sợ chết. Hôm nay th́ mọi thứ nói chung đă ổn, phải nói là “rất ổn” rồi. Cả New York cũng xin trả lại tàu y tế của Hải Quân, và mỗi ngày ca bệnh chết đều giảm theo đồ thị. Đỉnh dịch đă qua rồi, các bạn ạ. Ông Andrew Coumo của New York cũng nhẹ ḿnh, huống chi mọi người. Vậy th́, Ông Tổng Thống có cần ở lại pḥng họp này nữa không? Tui có cần viết bài cho các bạn nữa không?
*****
UNG HOANG
(California)