Ổ siêu lây nhiễm nCoV ở Bắc Kinh. Nguời từ nhiều khu vực ra vào chợ đầu mối nông sản Xinfadi hàng ngày được cho là nguồn mang nCoV khiến dịch bệnh tái bùng phát ở Bắc Kinh.
Ngay khi người dân Bắc Kinh nghĩ rằng họ cuối cùng cũng có thể yên tâm trở lại cuộc sống b́nh thường, một đợt bùng phát Covid-19 mới lại xuất hiện.
Trong suốt 56 ngày, thủ đô hơn 21 triệu dân không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới. Song, chỉ trong hai ngày, Bắc Kinh ghi nhận 42 ca nhiễm mới liên quan tới chợ đầu mối nông sản Xinfadi. Các nhà chức trách thành phố ngay lập tức đóng cửa khu chợ.
Xinfadi là khu chợ đầu mối nông sản có doanh số bán hàng cao nhất thị trường nông sản châu Á. Việc đóng cửa khu chợ này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm thành phố, dẫn đến t́nh trạng thiếu thực phẩm trong và ngoài phạm vi Bắc Kinh.
Trung tâm thực phẩm của Bắc Kinh
Với diện tích 1.120.000 m2, tương đương 251 sân bóng đá Mỹ, chợ Xinfadi cung cấp 80% nguồn nông sản cho toàn Bắc Kinh. Mỗi ngày, khoảng 18.000 tấn rau và 20.000 tấn hoa quả được giao dịch tại đây.
Khi dịch SARS bùng phát tại Bắc Kinh mùa xuân năm 2003, thị trưởng Vương Kỳ Sơn khi đó, hiện là phó chủ tịch Trung Quốc, ngay lập tức đến chợ Xinfadi khi biết tin t́nh trạng thiếu hàng tạp hóa nghiêm trọng và giá cả tăng vọt diễn ra tại chợ. Tại hiện trường, ông nhấn mạnh việc cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày bao gồm gạo, thịt và rau phải đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương Bắc Kinh.
Đội ngũ bảo an bên ngoài cổng chợ Xinfadi, thành phố Bắc Kinh, ngày 13/6. Ảnh: AFP
Trong suốt 17 năm qua, Xinfadi liên tục dẫn đầu Trung Quốc về doanh số bán nông sản. Năm 2019, tổng doanh số bán hàng đạt mức 131,9 tỷ nhân dân tệ (18,62 tỷ USD), đón hàng ngh́n lượt người ra vào mỗi ngày.
Các chuyên gia cho rằng lượng người từ mọi miền đất nước đến khu chợ hàng ngày có thể là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát gần đây.
"Những người chạy đi chạy lại xung quanh chợ Xinfadi có thể là nguồn lây lan nCoV", Wu Zunyo, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết.
"Một khả năng khác là hải sản và các sản phẩm thịt nhập khẩu từ nước ngoài hoặc các khu vực khác đă đưa nCoV vào chợ", ông bổ sung. "Các sản phẩm này có thể đă nhiễm nCoV trước khi được nhập vào chợ rồi lây nhiễm cho người bán và khách hàng".
Làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát?
"Đêm 12/6, chúng tôi được thông báo chợ Xinfadi tạm thời đóng cửa. Giờ tôi chỉ có thể bán những sọt đào trên đường phố, nhưng rất ế ẩm. Chắc chắn sắp tới tôi sẽ bị thua lỗ", Liu Hong, một người bán đào trong chợ Xinfadi chia sẻ. "Nhưng tôi có thể làm ǵ khác được? Cuộc sống và sức khỏe con người được ưu tiên hàng đầu".
Các quan chức Bắc Kinh đă nhanh chóng ngăn chặn căn bệnh lan rộng hơn, đưa quận Phong Đài vào t́nh trạng "thời chiến", tái áp dụng các hạn chế đối với việc di chuyển, trường học, du lịch, các sự kiện giải trí toàn thành phố.
Theo một tuyên bố chính thức từ cuộc họp cấp cao hôm 12/6, Bắc Kinh đang tiến hành các xét nghiệm nCoV đối với hơn 10.000 người có liên quan với chợ Xinfadi. Các xét nghiệm cũng được tiến hành đối với các đồ nông sản trong chợ và cả các khu vực xung quanh.
"Chúng tôi đă thu thập tổng cộng 5.424 mẫu thử từ hải sản, thịt và môi trường bên ngoài", Pang Xinghuo, phó giám đốc CDC nói. Một ngày sau, xét nghiệm được tiến hành ở năm cửa hàng tạp hóa và nhà hàng gần đó. Kết quả, tất cả đều âm tính, theo các quan chức từ Cơ quan Quản lư Thị trường huyện.
Hiện, có năm chợ tạm được dựng lên để đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong bối cảnh lo ngại về sự thiếu hụt thực phẩm, với một số khách hàng phàn nàn về t́nh trạng giá một số sản phẩm tăng.
"Giá 500 g cà chua đă tăng hơn gấp đôi từ 1,3 tệ (4.200 đồng) lên 2,7 tệ (8.800 đồng)", một khách hàng chia sẻ.
Cá hồi có phải nguyên nhân?
Tính đến ngày 14/6, nguồn gốc chính xác khiến nCoV tái xuất hiện và gây ra cụm dịch mới tại Bắc Kinh vẫn chưa được làm rơ, dù trước đó, người đứng đầu chợ Xinfadi đă xác nhận nCoV được phát hiện trên thớt thái cá hồi nhập khẩu.
"Một virus phải dựa vào thụ thể virus trên bề mặt tế bào chủ để tấn công tế bào. Nếu không có thụ thể nhất định, chúng không thể xâm nhập vào tế bào thành công ", Cheng Gong, nhà virus học tại Đại học Thanh Hoa giải thích. "Tất cả bằng chứng được biết cho đến nay cho thấy loại thụ thể này chỉ tồn tại ở động vật có vú chứ không phải cá".
Trước đó, Yang Zhanqiu, Phó giám đốc khoa sinh học mầm bệnh Đại học Vũ Hán đồng ư với quan điểm trên. "Không có khả năng hải sản, trong đó có cá hồi, có thể mang nCoV, bởi hải sản thường được vận chuyển đông lạnh từ nước ngoài về".
"Song, hải sản có thể bị nhiễm nCoV bằng các con đường bên ngoài khác trong quá tŕnh vận chuyển hoặc đóng gói".
Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán cuối tháng 12/2019, nay đă xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lănh thổ. Hơn 7,9 triệu ca dương tính, trong đó trên 433.000 trường hợp tử vong.
Đến nay Trung Quốc ghi nhận 83.132 ca nhiễm, 4.634 người chết, hiện là quốc gia thứ 19 trên thế giới về tổng số ca nhiễm nCoV.