Trung Quốc đă triển khai tàu chiến và máy bay ném bom tới các căn cứ mà họ chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa, h́nh ảnh vệ tinh và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, trong hành động phô trương sức mạnh quân sự mới nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trang mạng American Military nói máy bay ném bom H-6G và H-6J của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thực tập cất cánh vào ban đêm, và tiếp liệu trên không. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng mục đích của các cuộc diễn tập này là để kiểm tra sức dẻo dai chịu đựng của phi công trong những chuyến bay dài.
Bộ Quốc pḥng Trung Quốc xác nhận các cuộc diễn tập hồi gần đây với báo South China Morning Post, nói rằng đậy là một hoạt động huấn luyện thường lệ nhằm nâng cao khả năng chiến đấu.
Nhưng bản tin của Benar News lưu ư rằng động thái này diễn ra trước cuộc tập trận RIMPAC - Vành đai Thái B́nh Dương do Hoa Kỳ lănh đạo có sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực.
Các nước tham gia cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự kiến diễn ra từ ngày 17/7 tới 31/8/2020, gồm có Việt Nam, Úc, Brunei, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Trung Quốc diễn tập tấn công tàu sân bay Mỹ?
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có khả năng mang phi đạn chống hạm. Ông Colin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, nói với báo South China Morning Post rằng các oanh tạc cơ này có thể huấn luyện để ứng phó trong nhiều t́nh huống, kể cả tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc c̣n cho biết các chiến đấu cơ hiện đại của họ thuộc Quân khu Miền Nam đă bay tới căn cứ đảo Subi vào tuần trước.
Benar News nói đài truyền h́nh nhà nước Trung Quốc đă tŕnh chiếu một video tài liệu quay cảnh một phi đoàn Không quân của PLA tham gia diễn tập hồi cuối tuần. Trong một đoạn video, 4 chiến đấu cơ Su-30MKK diễn tập tiếp nhiên liệu trên không trong chuyến bay dài 10 giờ đồng hồ tới đá Subi.
Đá Subi chỉ cách đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát có 13 hải lư, đảo Thị Tứ mới được tân trang, xây lại phi đạo, nhưng không thể nào so được với các phương tiện trên đá Subi, nơi có đường bay dài tới 3000 m, trang bị đầy đủ radar và thiết bị liên lạc.
Thái độ bất nhất của Tổng Thống Philippines Duterte
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc, cũng như các tàu của dân quân hàng hải Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ngoài khơi Philippines. Tổng Thống Rodrigo Duterte của nước này thừa nhận nước ông không đủ sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
“Trung Quốc đ̣i chủ quyền, chúng ta nói nơi đó là thuộc chủ quyền của chúng ta. Trung Quốc có vũ khí, chúng ta không có vũ khí, cho nên họ đang chiếm đóng vùng lănh thổ đó.”
Phát biểu đó của Tổng Thống Philippines Duterte trong bài diễn văn về t́nh trạng đất nước hàng năm, đă bị phê b́nh là chủ bại. Ông Duterte thường xuyên có những tuyên bố bất nhất về cuộc tranh chấp Biển Đông và việc đối đầu với Trung Quốc.
Mới đây Trung Quốc c̣n điều hai tàu chiến tới Đá Vành Khăn nằm cách đảo Palawan của Philippines 150 hải lư. H́nh ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu chiến 054A và 056 của Trung Quốc có mặt ở nơi này hôm Chủ nhật 2/8. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy một số tàu tiếp liệu ra vào nơi này.
Mỹ, Úc khẳng định lập trường Biển Đông
Các cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục kèn cựa nhau trong Biển Đông.
Luật pháp quốc tế về nguyên tắc, vẫn coi Đá Vành Khăn là một băi cạn, nhô lên khi thủy triều thấp, nhưng Trung Quốc đă xây nơi này thành đảo nhân tạo lớn nhất của họ, và biến Đá Vành Khăn thành một căn cứ quân sự đầy đủ với một cảng lớn và đường băng dài.
Military.com dẫn lời người phát ngôn của quân đội Trung Quốc, ông Ren Guoqiang, nói rằng các cuộc diễn tập với máy bay ném bom là một phần của công tác huấn luyện quân sự thường lệ để nâng cao năng lực chiến đấu.
Ông tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh căi” ở “biển Nam Trung Hoa”, và cho rằng các cuộc diễn tập của Hải quân Hoa Kỳ gần đây với hai nhóm tàu sân bay tác chiến USS Ronald Reagan và USS Nimitz là chứng cớ cho thấy “thái độ bá chủ” của Mỹ trong khu vực.
Thông báo của Hoa Kỳ bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông, bác bỏ đ̣i hỏi của Trung Quốc đ̣i công nhận vùng biển quốc tế từ các đảo do họ chiếm đóng, phù hợp với phán quyết của Ṭa án trọng tài năm 2016.
Sau động thái của Mỹ, chính phủ Úc chính thức bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, tiếp theo sau nhiều nước đă lên tiếng tán thành quan điểm của Mỹ và Úc, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Philippines.