Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống c̣n được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
Tuy nhiên, theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không phải ai ăn nhiều rau muống cũng tốt.
Những người suy thận
Những người mắc chứng viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, suy thận không nên ăn rau muống. Bởi rau muống chứa hàm lượng muối khoáng cao, canxi, Kali cao, không tốt cho người suy thận.
Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau v́ sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức. Theo Đông Y, rau muống có tính phong, không tốt cho người đau, nhức mỏi xương khớp.
Người bị tiêu chảy
V́ rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại kư sinh trùng. Bởi thế, những người mắc các bệnh đường ruột, tiêu chảy ăn vào rất dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy kéo dài.
Người đang bị vết thương mềm
Rau muống cùng là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lư do v́ chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Một số điều cần lưu ư khi ăn rau muống
Không ăn cùng sữa
Không nên ăn rau muống cùng với sữa và các chế phẩm từ sữa. V́ những sản phẩm như sữa ḅ, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, c̣n rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Không ăn khi chưa chín kỹ
Ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kĩ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Bởi trong rau muống có một loại kư sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Khi sán này theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan.